Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Tắm rừng kiểu Nhật Bản là gì?

Tắm rừng đã trở thành một phần quan trọng trong hoạt động chăm sóc sức khỏe dự phòng tại Nhật Bản.

Tắm rừng kiểu Nhật Bản là gì?

Liệu pháp tắm rừng - Shinrin-yoku là khái niệm chỉ việc dành thời gian trong rừng, hoạt động được cho là mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Thuật ngữ “Shinrin Yoku” trong tiếng Nhật Bản mang ý nghĩa “đắm mình vào không gian rừng bằng mọi giác quan” hay còn gọi là "tắm rừng".

Liệu pháp chữa bệnh này xuất hiện ở Nhật Bản từ những năm 1980, khi người ta dần nhận thấy tác hại của chứng trầm cảm, mất tập trung và đau nhức do stress ở các đô thị. Con người khó có thể thư giãn thực sự ở thành phố, nơi luôn gây cảm giác căng thẳng, quá tải do áp lực dân cư, giao thông và công việc, nơi không gian chật chội và quá ít cây xanh.

Tắm rừng kiểu Nhật Bản là cách bạn thoát ra khỏi những căng thẳng của cuộc sống đô thị bận rộn, là liệu pháp mà các bác sỹ nước này khuyến khích áp dụng.

Dĩ nhiên là bạn không cần "nhảy vào bồn tắm" mà bạn đang "phơi mình" giữa thiên nhiên, giữa rừng xanh, chậm lại và tận hưởng vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên.

Những phương pháp trị liệu đến từ phương Đông như yoga, thiền, thái cực quyền đã trở nên rất phổ biến ở phương Tây và cả thế giới trong mấy thập niên qua. Dù cách thực hành là khác nhau, các phương pháp này đều có cùng một mục tiêu là giúp mọi người thực hành chánh niệm, để thư giãn và hướng đến sự bình yên trong tâm.


Việc thực hành Shinrin-yoku kích thích những hiệu ứng tích cực, bao gồm giảm stress...

Tại Nhật, Shinrin-yoku đang đóng một vai trò quan trọng như một dạng trị liệu phòng và chữa bệnh. Shinrin-yoku đang dần trở nên một dạng "yoga" mới tại các nước phương Tây. Tại Mỹ, những chuyến đi Shinrin-yoku có hướng dẫn hiện trở nên phổ biến hơn. Dĩ nhiên, bạn vẫn có thể tự mình thực hành Shinrin-yoku.

Một số kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy việc thực hành Shinrin-yoku kích thích những hiệu ứng tích cực, bao gồm giảm stress và cải thiện chức năng hệ miễn dịch. Thiên nhiên kỳ diệu thường mang đến cảm giác thán phục. Trong một cuộc nghiên cứu, một nhóm người ngắm nhìn cây cối đã có khuynh hướng quyết định tích cực hơn, sẵn sàng giúp đỡ những người đang khó khăn hay làm "dịu bớt" sự kiêu căng.

Rừng – Thiên nhiên là nơi ta thuộc về

Suốt lịch sử tiến hóa, chúng ta dành 99% thời gian trong các môi trường tự nhiên. Ngày nay, những người dân tại các đô thị lớn trên khắp thế giới dành rất ít thời gian cho thiên nhiên. Thời gian giải trí liên quan đến thiên nhiên ngày càng ít đi. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần nỗ lực mang thiên nhiên vào thành phố và mang chúng ta đến với thiên nhiên.

Giúp giảm stress

Tắm rừng có ảnh hưởng tích cực với nhiều vấn đề của stress, giúp giảm huyết áp, sự lo âu và hormone stress. Khi cảm nhận sự thư giãn, chúng ta sẽ kích hoạt hệ thống thần kinh đối giao cảm. Chúng ta "tắt" những phần của não liên quan đến các chức năng như tổ chức, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề, đồng thời "mở" những phần của não liên quan đến hạnh phúc và sự cảm thông.


Tắm rừng có ảnh hưởng tích cực với nhiều vấn đề của stress.

Chạm vào sức mạnh chữa lành của thiên nhiên

Sống trong thành phố, chúng ta bị cách ly khỏi thiên nhiên. Hòa mình vào thiên nhiên sẽ giúp ta được kết nối với sức mạnh chữa lành của thiên nhiên để "microbiome" (các vi sinh vật sống trong cơ thể con người) có thể hít thở bầu không khí giàu oxygen và duy trì sự khỏe mạnh.

Bạn "mở khóa" cho chính mình

Nếu bạn muốn đón nhận nhiều điều tuyệt vời từ thiên niên, bạn cần để tai nghe ở nhà. Một cuộc "tắm rừng" thật sự đòi hỏi sử dụng tất cả các giác quan.

Một sự thực hành tâm linh

Thần đạo và Phật giáo chính là nguồn cảm hứng cho việc thực hành Shinrin-yoku. Việc mở các giác quan để đón nhận thiên nhiên giúp bạn phát triển trực giác của mình. Bạn trải nghiệm lòng kính phục, sự kỳ diệu và siêu việt. Bạn sẽ dễ thụ cảm và sâu lắng hơn, qua đó sự tự nhận thức và phát triển cá nhân trở nên tốt hơn.

Thiên nhiên là nguồn cảm hứng

Nếu bạn muốn sáng tạo, hãy kết nối với cội nguồn sáng tạo. Thiên nhiên đã mang đến nguồn cảm hứng cho những thi sĩ và danh họa nổi tiếng như Henry David Thoreau, Vincent van Gogh. Trong một cuộc nghiên cứu gần đây, những người tham gia khảo sát sẽ tăng điểm sáng tạo 50% sau ba ngày sống trong thiên nhiên.


Việc mở các giác quan để đón nhận thiên nhiên giúp bạn phát triển trực giác của mình.

Cây thực sự có năng lực chữa lành

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản tin rằng ít nhất có một số ảnh hưởng tích cực của "tắm rừng" là đến từ mùi của cây. Nhiều loài cây, đặc biệt là những cây thường xanh tỏa ra "phytoncide" – chất kháng sinh thực vật có mùi hương, được cho là có khả năng thông đường hô hấp, tăng khả năng miễn dịch với bệnh tật và ung thư. Những cây có khả năng chữa bệnh nhờ mùi hương như cây liễu, cây thủy tùng, cây bạch quả, cây phỉ, v.v...

Năm bước để "tắm rừng"

  1. Nhìn ngắm cây, nhìn những loại cây nhỏ mọc dưới gốc cây, nấm, rêu. Ngắm toàn bộ thân cây, cành cây. Chú ý màu, hình dáng và cách cấu tạo.
  2. Nghe những âm thanh xào xạc của lá, tiếng chim hót hay tiếng nước chảy. Hãy lắng nghe những âm thanh tinh tế nhất.
  3. Cảm nhận mặt đất dưới chân bạn, cảm nhận sức mạnh của thân cây, sự mềm mại của lá, hay độ sắc nhọn của quả thông.
  4. Ngửi không khí trong lành và mùi của cây xanh. Hãy đến gần và ngửi mùi của hoa.
  5. Nếm mùi của lá thông kim hay loại lá nào mà bạn xác định có thể nếm được.

Ở Nhật Bản có rất nhiều trung tâm chuyên về liệu pháp tắm rừng rải khắp đất nước, cung cấp các tour du lịch tổ chức theo nhu cầu cá nhân. Du khách học cách tận hưởng thiên nhiên xung quanh với sự trợ giúp của hướng dẫn viên hoặc nhà trị liệu. Mọi người cũng có thể tự túc tắm rừng bằng cách đến những công viên quốc gia.

Ở Việt Nam, bạn có thể đi đâu để tắm rừng kiểu Nhật Bản? Ở Việt Nam có rất nhiều nơi như vậy, từ Bắc chí Nam. Chỉ cần là rừng, là thiên nhiên, bạn đều có thể đến. Các khu rừng ở Sa Pa, Tam Đảo, Cúc Phương, Cát Bà… là những điểm đến quen thuộc ở miền Bắc mà bạn có thể lựa chọn.

Cập nhật: 10/04/2024 Theo DNSG/VTC
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video