“Siêu cát” tinh lọc nước

Các nhà nghiên cứu Úc nói rằng cát thông thường, vốn được dùng để lọc nước ở nhiều nơi trên thế giới, có thể được chuyển đổi thành một loại “siêu cát” hiệu quả hơn gấp 5 lần, theo hãng tin UPI.

Chuyên gia Mainak Majumder và các cộng sự thuộc Đại học Monash ở thành phố Melbourne tin tưởng vật liệu mới do họ chế tạo có thể là một tiện ích rẻ tiền cho các nước đang phát triển, nơi hơn 1 tỉ người thiếu nước uống.


Phương pháp mới sẽ khử bẩn nước uống tốt hơn (Ảnh: BBC)

Theo nhóm nghiên cứu, cát được sử dụng để lọc nước trong hơn 6.000 năm qua, và việc lọc nước bằng cát hoặc sỏi được Tổ chức Y tế Thế giới cho phép vận dụng. Tuy nhiên, nghiên cứu của các chuyên gia Úc về một loại vật liệu nano có tên gọi graphite oxide cho thấy nó có thể được sử dụng để cải thiện việc lọc nước bằng cát theo cách ít tốn kém hơn.

Những hạt cát được phủ graphite oxide đã trở thành “siêu cát”, vốn có thể tinh lọc thành công thủy ngân và những chất gây ô nhiễm khác khỏi nước. Các nhà nghiên cứu cho biết trong khi cát thường bão hòa với thủy ngân trong chưa đầy 10 phút lọc nước, siêu cát có thể hút kim loại nặng này trong hơn 50 phút.

Khả năng tinh lọc của siêu cát có thể so sánh với một số loại than hoạt tính hiện có trên thị trường”, các nhà nghiên cứu viết trong báo cáo đăng trên chuyên san Applied Materials & Interfaces của Hội Hóa học Mỹ.

Hiện các chuyên gia đang tiếp tục nghiên cứu cách thức cải thiện thêm nữa hiệu quả tinh lọc nước của siêu cát, theo trang tin Eurekalert.

Theo BBC, Thanh niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video