Bèo tây (Ảnh: biologie.uni-hamburg.de) |
Bèo tây họ vũ cửu hoa (Pontederiaceae), thân bèo mô xốp phát triển, túi khí chưa đầy khí nên là loài thực vật thảo, mọc thẳng đứng hoặc trôi dạt theo nước. Mùa hạ nở hoa, hoa tự đòng có 6-12 hoa, cánh hoa màu tím, loa kèn, chẽ 6. Lá tròn hoặc hình trứng, phía dưới cuống lá phình to ra.
Đóng góp lớn nhất của bèo tây cho loài người là làm sạch nguồn nước, phân giải chất độc. Thí nghiệm chứng tỏ rằng 1ha mặt nước thả bèo tây, trong 24 giờ nó hút được 34kg Na, 22kg Ca, 17 kg P, 4kg Mn, 2,1kg Phenol, 89g Hg, 104g Al, 297g kền, 321g Stronti,... Nó còn có khả năng hút và tích lũy kẽm rất mạnh. Thí nghiệm thả bèo tây trong một chậu nước bẩn chứa 10mg kẽm/1 lít, trong 38 ngày lượng kẽm tích lũy trong cơ thể nó cao hơn thực vật thông thường 133%. Ngoài ra, bèo tây còn có khả năng phân giải phenol và cyanua.
Bèo tây có sức sinh sản rất mạnh, 1 cây bèo tây trong 2 tháng có thể đẻ ra một đàn con cháu tới 1000 cá thể. Bèo tây chứa nhiều chất dinh dưỡng protit, gluxit, vitamin và khoáng, dùng làm thức ăn xanh cho gia súc rất tốt. Theo thí nghiệm 1ha mặt nước có thể thu được 1,5 tấn bèo tây, đủ nhu cầu thức ăn xanh cho hơn 30 con lợn. Bèo tây còn có thể ủ phân xanh, làm bioga và làm nguyên liệu giấy.
Ngoài bèo tây còn có một số bèo khác, rong, sậy,... cũng có khả năng làm sạch nước.
Hoa bèo tây (Ảnh: nationaalherbarium.nl)