Sau khi phân tích một số hóa thạch được phát hiện tại Kazakhstan, nhóm nghiên cứu đứng đầu là nhà địa chất học George Mierte, thuộc Đại học Florida (Mỹ) đã phát hiện, sinh vật đa bào có thể bắt đầu tiến hóa vào thời kỳ trước Kỷ Cambrian, sớm hơn 100 triệu năm so với tính toán trước đó của giới khoa học.
* Phát hiện thêm một chủng người cổ tại Siberia
Ảnh mang tính minh họa.
Trước đó, giới khoa học nhận định lịch sử tiến hóa của đại bộ phận sinh vật hiện đại đều xảy ra ở thời kỳ Kỷ Cambrian.
Trong thời kỳ Kỷ Cambrian, sự sống đa bào phát triển bùng nổ, trong đó có một số sinh vật vỏ cứng lần đầu tiên xuất hiện.
Phát hiện trên có ý nghĩa quan trọng giúp củng cố quan điểm về sự tiến hóa.
Kết quả nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí trực tuyến Gondwana Research.
*
***
Phát hiện thêm một chủng người cổ tại Siberia
Các nhà khảo cổ học vừa phát hiện hóa thạch bộ xương người cổ thần bí tại một hang động ở Siberia.
Ảnh minh họa đời sống của gia tộc người Neanderthal. (Ảnh Time.com)
Phát hiện này cho thấy trong đại gia tộc người cổ cách nay 30.000 năm, ngoài tổ tiên người hiện đại và người Neanderthals đã tuyệt chủng, vẫn còn một chủng người cổ thứ ba.
Theo các nhà khoa học, hóa thạch chủng người cổ mới được phát hiện có tên gọi "người Denisova," được các nhà khảo cổ học phát hiện tại di tích cổ Denisova Cave, nằm trên dãy núi Altai, phía nam Siberia.
Năm 2008, các nhà khảo cổ học đã phát hiện hóa thạch xương ngón tay, răng người và nhiều đồ vật trang sức tại hang động Denisova. Kết quả kiểm tra DNA phát hiện, những hóa thạch này là của một bé gái khoảng 5 đến 7 tuổi.
Trên cơ sở đó các nhà khoa học phán đoán "người Denisova" đi bằng hai chân, tuy nhiên kết cấu thể hình lại hoàn toàn khác biệt so với người hiện đại và người Neanderthals.