Sinh vật nghìn chân tái xuất

Một loài sinh vật vô cùng hiếm có tới 1.000 cái chân đã xuất hiện lần đầu tiên trong vòng 80 năm.

Loài vật mang tên Illacme plenipes đã không còn được nhìn thấy từ khi được phát hiện lần đầu tại một khu vực ở California, Mỹ, năm 1926.

Nguồn: Emporia
Nhưng Paul Marek và giáo sư Jason Bond tại Đại học East Carolina ở Greenville, North Carolina, mới phát hiện thấy 12 con vật dài như sợi chỉ này có chiều dài 33 mm.

"Nó có số chân nhiều nhất trên hành tinh này. Và nó cũng là loài vô cùng hiếm mà mất dạng trong 80 năm", Marek phát biểu.

Một trong những đặc điểm kỳ lạ khác của con vật là nó chỉ sống ở những vùng cây ẩm thấp có diện tích chưa tới 1 km2 ở hạt San Benito, California.

Marek và Bond tìm thấy 4 con đực, 3 con cái và 5 con non. Những con cái có tới 666 chân, ít hơn một chút so với con nắm kỷ lục. Con đực có 318 đến 402 chân. Tên của con vật có nghĩa là 1.000 chân, trong khi số chân tối đa được biết tới là 750.

M.T.

Theo Reuters, VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video