Sốc với những lệnh cấm kỳ lạ trên thế giới

Cấm lễ Valentine, cấm ngực nhỏ đóng phim “đen”, cấm xem phim Avatar bản 2D… là những luật cấm kì quái tồn tại ở nhiều nước trên thế giới.

Iran: Cấm cắt tóc theo kiểu phương Tây

Nhiều năm gần đây, tóc dựng ngược trở thành mốt trong giới trẻ Iran. Tuy nhiên, giới chức nước này xem kiểu tóc rất Tây này là "phi Hồi giáo" và bị cấm. Bất cứ hiệu cắt tóc nào phục vụ cắt kiểu đầu tóc như thế sẽ bị xử lý nghiêm và thu hồi giấy phép hành nghề.

Ả Rập Xê Út: Cấm ngày lễ tình nhân

Tại Ả Rập Xê Út, các quan chức bảo thủ ban lệnh cấm ngặt nghèo đối với ngày lễ Valentine. Việc bán hoa hồng, các sản phẩm màu đỏ hoặc bưu thiếp tình yêu bị cấm trước cả ngày 14/2. Lệnh cấm này đã dẫn đến sự ra đời của một chợ đen bán các sản phẩm liên quan tới Valentine.

Đan Mạch: Đặt tên con phải trong danh sách tên cho phép

Tại Đan Mạch, chọn tên cho trẻ là một việc làm nghiêm túc, theo luật định và cần phải được Bộ Các vấn đề giáo hội cùng Bộ Các vấn đề gia đình và tiêu dùng thông qua. Đạo luật Tên riêng được soạn thảo nhằm bảo vệ những đứa trẻ ngây thơ ở Đan Mạch không đáng bị đem ra để bông đùa hay nhạo báng. Đan Mạch là đất nước không thích sự độc đáo hay khác biệt.

Muốn đặt tên con, các bậc cha mẹ có một danh sách ngắn với 24.000 tên để lựa chọn, và các tên không nằm trong danh sách cần phải được chính phủ cho phép.

Úc: Cấm trình chiếu ngực nhỏ trong phim “đen”

Úc là quốc gia duy nhất trên thế giới có một lệnh cấm sử dụng bộ ngực nhỏ trong phim khiêu dâm. Họ tin rằng kích thước ngực khiến trẻ vị thành niên liên tưởng trực tiếp rằng trẻ vị thành niên có thể quan hệ tình dục. Do đó mà có lệnh cấm này.

Trung Quốc cấm chiếu phim Avatar 2D

Mặc dù rất thành công ở các phòng vé, nhưng cơ quan kiểm duyệt của Trung Quốc đã cấm phim Avatar bản 2D. Trung Quốc có rất ít rạp chiếu phim 3D, do đó một lệnh cấm chỉ các phiên bản 2D sẽ ngăn cản hữu hiệu đa số người dân xem bộ phim này do sắc màu chính trị hàm chứa trong đó có thể được hiểu là sự so sánh giữa cuộc xâm lược xứ sở Pandora của con người với việc người cộng sản tiếp quản Trung Quốc năm 1949.

Đan Mạch cấm quảng cáo thực phẩm chức năng

Đan Mạch đã quyết định áp đặt một lệnh cấm quảng cáo tất cả các thực phẩm tăng cường chức năng để bảo vệ sức khỏe của người dân. Điều này có nghĩa rằng quảng cáo các loại ngũ cốc ăn sáng là bất hợp pháp ở nước này.

Không xăm hình Phật hoặc chụp ảnh selfie với tượng Phật ở Sri Lanka


Ảnh: Magazin.aktualne.

Việc sử dụng hình ảnh Phật giáo làm hình xăm sẽ bị coi là hành vi phạm tội nghiêm trọng ở Sri Lanka. Đất nước này đã trục xuất hoặc cấm nhập cảnh không ít du khách vì nguyên nhân nêu trên.

Cấm chửi tục ở các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE)


Ảnh: Gizmodo.com.

Chửi tục hoặc cư xử không đúng mực (kể cả nói tục trên mạng) là hành vi phạm tội và người vi phạm luật lệ này có thể bị trục xuất hoặc phải nhận án tù thích đáng ở UAE.

Thái Lan cấm thuốc lá điện tử


Ảnh: Yahoo.

Nếu bạn không muốn bị phạt tiền, thậm chí ngồi tù 10 năm, bạn nhất định không được sử dụng thuốc lá điện tử ở xứ sở chùa vàng. Không chỉ thế, Thái Lan đã bắt đầu thi hành lệnh cấm sử dụng thuốc lá ở các bãi tắm để đảm bảo vệ sinh môi trường ven biển.

Không để lộ mông ở Hy Lạp


Ảnh: NRC.

Việc để lộ mông ở nơi công cộng là hành động khiếm nhã và không được dung thứ. Bất kỳ ai đang ở Hy Lạp nếu phạm phải luật lệ này sẽ bị phạt tiền hoặc đối mặt với án phạt tù.

Codeine bị cấm ở Nhật Bản


Ảnh: Lijecnik.hr.

Codeine là dẫn xuất của thuốc phiện có tính giảm đau, thường được sử dụng rộng rãi trong y học nhưng nếu dùng quá nhiều sẽ dẫn đến nghiện thuốc. Ở Nhật Bản, việc sử dụng các loại thuốc chứa Codeine có thể bị giam giữ hoặc trục xuất, tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành động.

Không phá hỏng tiền ở Thổ Nhĩ Kỳ


Ảnh: Fragparta.com.

Tiền của Thổ Nhĩ Kỳ được xem là một trong những đồng tiền đẹp nhất thế giới. Tại quốc gia này, việc phá hoại tiền đồng nghĩa với việc phỉ báng quốc gia và quốc kỳ. Những ai vi phạm sẽ phải chịu mức án từ 6 tháng đến 3 năm tù giam.

Ukraine cấm uống rượu ở nơi công cộng


Ảnh: Medical News Today.

Không chỉ uống rượu, các đồ uống có cồn và chất kích thích đều không được phép sử dụng ở nơi công cộng như bến tàu, công viên, khu giải trí… Chính phủ Ukraine cho rằng lệnh cấm sẽ giảm thiểu tai nạn không đáng có thể xảy ra.

Triều Tiên cấm mặc quần jean xanh hoặc xỏ khuyên

Triều Tiên nổi tiếng với những lệnh cấm khác thường dưới thời nhà lãnh đạo tối cao Kim Jong-un. Những điều cấm này nhằm mục đích quảng bá văn hóa của chính quốc gia này, và không để bất kỳ ảnh hưởng nào của phương Tây xâm nhập vào đất nước của họ. Quốc gia này thậm chí vào năm 2016 đã cho cả quần jean xanh và đeo khuyên tai lọt vào danh sách cấm.

Chính quyền chủ yếu thực hiện lệnh cấm này ở các tỉnh Bắc Hamgyong và Yangang vì đây là những khu vực mà công chúng có thể tiếp cận với các xu hướng và diễn biến từ khắp nơi trên thế giới tốt hơn các khu vực khác.

Những người bị phát hiện đeo khuyên tai, mặc quần bò có thể mắc phải "hành vi chống xã hội" có thể bị đưa đến các trại lao động. Không chỉ vậy, điều luật này còn thu hút một số thanh thiếu niên làm "thanh tra" đi khắp các đường phố để tìm kiếm những người vi phạm quy tắc ăn mặc này.

Mua kẹo cao su ở Singapore là bất hợp pháp trừ khi nó đã được bác sĩ kê đơn

Singapore nghiêm cấm mọi hành động nhập khẩu hay mua bán kẹo cao su. Chính phủ chỉ cho phép nhai kẹo cao su có giá trị điều trị theo quy định của họ.

Lý do đằng sau lệnh cấm này là việc nhai kẹo cao su đã gây ra các vấn đề đáng kể về bảo trì trong nhà ở công cộng. Các công nhân bảo trì đã tìm thấy kẹo cao su mắc kẹt bên trong các lỗ khóa, trong hộp thư, nút thang máy, ... Điều này khiến chi phí vệ sinh tăng lên do nó thường xuyên làm hỏng thiết bị vệ sinh. Ngoài ra, họ còn tìm thấy bã kẹo cao su bị trên ghế xe buýt công cộng.

Lệnh cấm ban đầu cấm tất cả các loại kẹo cao su nhai, nhưng sau đó, họ cho phép nhập khẩu các loại kẹo cao su giúp điều trị nha khoa, nhưng người ta chỉ có thể nhai kẹo cao su khi có đơn chỉ định của bác sĩ.

Hy Lạp cấm người dân chơi điện tử

Về cơ bản, luật quy định việc chơi bất kỳ trò chơi nào trên điện thoại di động, máy tính tại nhà, PlayStation, Xbox, Game Boy hoặc bất kỳ loại máy chơi game nào ở nơi công cộng hoặc tại nhà sẽ là bất hợp pháp. Điều luật này đã khiến các quán cà phê internet phải ngừng cung cấp dịch vụ trò chơi của họ, ngay cả những trò chơi như cờ vua trực tuyến cũng buộc phải ngừng hoạt động.

Chính phủ Hy Lạp đã thông qua điều luật cứng nhắc này và thực thi nghiêm ngặt với hiệu lực ngay lập tức. Điều luật đặc biệt này là một trong những luật kỳ lạ nhất mọi thời đại.

Theo chính phủ Hy Lạp, luật này là một biện pháp để ngăn chặn bất kỳ hình thức cờ bạc bất hợp pháp nào. Luật pháp cũng không tha cho du khách nước ngoài. Hơn nữa, người phạm tội có thể phải đối mặt với một khoản tiền phạt khá lớn hoặc bị phạt tù kéo dài.

Cấm chạm vào cá voi (Vương quốc Anh)

Tất cả cá voi, cá heo và các loài động vật có vú ở biển khác trong bán kính 3 dặm quanh Vương quốc Anh đều được coi là tài sản của Nữ hoàng. Vì vậy, chạm vào chúng là một hành vi phạm pháp.

Cấm hôn nhau ở ga tàu (Pháp)

Điều luật này bắt đầu vào năm 1910 tại Pháp trong bối cảnh các chuyến tàu thường bị chậm trễ do các cặp đôi không muốn chia xa. Để chấm dứt tình trạng này, giới chức trách đã ra điều luật cấm hôn nhau tại sân ga nhưng vẫn tạo điều kiện cho các cặp đôi ở một số khu vực nhất định để thể hiện tình cảm.

Cấm cho chim bồ câu ăn (Ý)

Tại Venice, Ý, cho chim bồ câu ăn là một hành động vi phạm pháp luật và có thể bị phạt hành chính. Luật này được ban hành nhằm ngăn chặn tình trạng đồ ăn và loài chim làm bẩn những bức tượng, di tích đẹp.

Cấm ăn bánh quy vào ngày lễ Giáng Sinh (Vương quốc Anh)

Năm 1644, chính trị gia Oliver Cromwell đã cấm tổ chức ngày lễ Giáng sinh vì cho rằng ngày lễ này trái đạo đức. Kéo theo điều luật này là một loạt lệnh cấm kỳ lạ như cấm ăn bánh ngọt hay bánh quy vào lễ Giáng sinh. Xét về mặt pháp luật, hiện chưa có nghị định nào bãi bỏ điều luật đã kể trên của Cromwell nên ăn bánh quy vào ngày Giáng sinh vẫn là một điều cấm kỵ, chỉ là không ai thực sự quan tâm đến điều luật này mà thôi.

Cập nhật: 02/07/2024 Tổng Hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video