Hai hình ảnh vệ tinh của một sông băng ở Patagonia (Chile) cách nhau 30 năm đã cho thấy nó mất đi một nửa chiều dài. Theo các nhà khoa học, có thể đây là dòng sông tan chảy nhanh nhất thế giới.
Nửa sông băng bên trái cách đây 30 năm còn đầy băng, nửa sông băng bên phải băng đã tan chảy gần hết.
Sông băng Hielo Patagónico Sur 12 (HPS-12), chụp từ vệ tinh vào ngày 27-1-1985.
Sông băng có tên Hielo Patagónico Sur 12 (HPS-12), nằm trên cao ở dãy núi Andes ở Chile. Theo một bài báo trên tạp chí Nature Geoscience hồi tháng 9, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng HPS-12 đã mất độ dày và lui vào đất liền. Theo phân tích dữ liệu vệ tinh của họ, sông băng đã mất trung bình 30 mét độ dày băng mỗi năm, trong khoảng từ năm 2000 đến 2008, gần với điểm kết thúc của nó. Theo đồng tác giả của nghiên cứu, ông Etienne Berthier, một nhà nghiên cứu về sông băng tại Đại học Toulouse ở Pháp, độ mỏng đi nhanh nhất xảy ra với tốc độ 44 m trong một năm. Phần mỏng đi được ghi nhận tan đi hoàn toàn vào năm 2018.
Sông băng Hielo Patagónico Sur 12 (HPS-12), chụp từ vệ tinh vào tháng 1-2019.
“Với những gì chúng tôi biết, đây thực sự là tỷ lệ mất mát nhanh nhất quan sát được đối với một sông băng”, nhà nghiên cứu Berthier nói với Đài quan sát Trái đất của NASA (NASA’s Earth Observatory).
Đài quan sát Trái đất đã công bố những bức ảnh chụp trước đây và bây giờ vào ngày 29-10, cho thấy sự mất mát gây choáng váng của băng. Một bức ảnh chụp vệ tinh vào ngày 27-1-1985 bởi một công cụ trên vệ tinh Landsat 5, cho thấy băng trên sông quét xuống dưới từ sườn núi phía nam Patagonia Icefield. Một bức ảnh chụp so sánh của Bộ thu nhận ảnh mặt đất (OLI - Operational Land Imager) trên vệ tinh Landsat 8 vào tháng 1-2019 cho thấy một thế giới hoàn toàn khác: Vùng hông sông băng cắt sâu vào trong vịnh hẹp của nó, phơi bày một khu vực lớn đá trần trụi.
Những sông băng ở Peru và Chile được hiểu là “sông băng nhiệt đới”, nó dường như nghịch lý vì chúng là sông băng nằm ở vùng giữa trái đất thay vì ở vùng cực. Các sông băng nhiệt đới đang tan chảy nhanh chóng. Các kết quả nghiên cứu vào năm 2013 thấy rằng các sông băng trên dãy núi Andes mất khoảng từ 30% đến 50% diện tích bề mặt kể từ những năm 1970. Các sông băng này bị tổn hại bởi sức nóng từ cả bên trên (do nhiệt độ không khí) và bên dưới (do nhiệt độ của nước biển ở cuối sông bang, hay là nơi cuối cùng của việc tiến xa hay lùi lại của sông băng).
Theo Học viện Trái đất của Đại học Columbia, băng tan chảy theo mùa đã cung cấp nước phục vụ nông nghiệp hay công nghiệp, nhưng việc băng tan nhanh chóng, nước do băng tan sẽ trở nên “giết chóc” vì chúng gây ra lũ lụt và lở tuyết. Nếu như băng biến mất hoàn toàn, nước ở dãy Andes trở thành nên ngày càng khan hiếm.
Cũng theo ông Berthier, vì các sông băng ở xa vô cùng, chúng khó để nghiên cứu ngoại trừ qua vệ tinh. Đó là lý do tại sao tình trạng của HPS-12 là đang được xác đinh là dòng sông băng mỏng nhất trên trái đất lại đi kèm với một dấu sao nghi hoặc, vì có thể có những dòng sông băng khác đang biến mất nhanh hơn mà con người không để ý tới.