SpaceX dự định phóng 42.000 vệ tinh lên không gian

Công ty hàng không vũ trụ Mỹ nộp hồ sơ lên Liên minh Viễn thông Quốc tế xin sắp xếp phổ sóng cho hàng chục nghìn vệ tinh Starlink.


60 vệ tinh Starlink xếp gọn trong tên lửa Falcon 9 khi chuẩn bị phóng hồi tháng 5. (Ảnh: SpaceX/Elon Musk).

Trong hồ sơ mới, SpaceX đăng ký cho 30.000 vệ tinh Internet Starlink hoạt động ở quỹ đạo Trái Đất thấp với độ cao từ 328 - 580km, Space hôm nay đưa tin. Trước đó, hãng này đã được Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) cấp phép phóng 12.000 vệ tinh Starlink lên quỹ đạo Trái Đất thấp.

Việc nộp hồ sơ cho Liên minh Viễn thông Quốc tế, cơ quan quản lý phổ tần số vô tuyến vệ tinh toàn cầu, chỉ là bước đầu. Sau đó, SpaceX cần được FCC, cơ quan quản lý dịch vụ viễn thông tại Mỹ, chấp thuận.

Việc SpaceX có thể sản xuất và phóng toàn bộ số vệ tinh như đăng ký hay không vẫn chưa chắc chắn. Tuy nhiên, hãng này chỉ cần phóng một phần nhỏ trong tổng số 42.000 vệ tinh cũng đã tạo ra sự thay đổi lớn trên quỹ đạo Trái Đất. Hiện nay, có khoảng 2.000 vệ tinh đang hoạt động xung quanh Trái Đất. Kể từ năm 1957, khi "Thời đại không gian" bắt đầu, có chưa đến 9.000 vật thể nhân tạo được phóng lên vũ trụ.

SpaceX đã phóng 60 vệ tinh Starlink đầu tiên hồi tháng 5 và lên kế hoạch phóng thêm hàng trăm, thậm chí hơn 1.000 vệ tinh vào năm sau. SpaceX không phải công ty duy nhất dự định thiết lập mạng lưới vệ tinh khổng lồ. Amazon và OneWeb cũng lên kế hoạch phóng hàng loạt vệ tinh viễn thông lên quỹ đạo Trái Đất thấp.

Cập nhật: 17/10/2019 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video