Steam Cleaning - công nghệ dùng để làm sạch cổng Ngọ Môn của Đại Nội Huế

Cổng Ngọ Môn, Đại Nội Huế được làm sạch bằng công nghệ phun rửa áp lực cao bằng hơi nước nóng (steam cleaning) để làm sạch lớp rêu phong và trả lại màu sắc gần như ban đầu của di tích được xây dựng từ 186 năm trước.

Cổng Ngọ Môn được xây dựng tại Kinh thành Huế vào năm 1833, dưới thời vua Minh Mạng thứ 14 với tường cơ sở kiểu pháo đài được làm bằng gạch và đá vôi. Trải qua 186 năm tồn tại, di tích này đang trong tình trạng tổn hại do các chất bẩn, ô nhiễm từ sự phát triển sinh học của tảo, rêu mốc, làm mất vẻ mỹ quan di tích.


Cổng Ngọ Môn Huế đang trong giai đoạn tu sửa.

Vừa qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phối hợp với Karcher, nhà cung cấp hàng đầu thế giới về công nghệ làm sạch thực hiện việc làm sạch công trình Ngọ Môn tại Đại nội Huế.

Được biết, dự án này nằm trong chuỗi chương trình Tài trợ văn hóa của tập đoàn Karcher (Đức) phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Đây là lần đầu tiên cổng Ngọ Môn được tẩy rửa bằng công nghệ mới.


Các nhân viên đang tẩy rửa cổng Ngọ Môn bằng công nghệ mới.

Được biết, đã có hơn 100 dự án làm sạch được Karcher thực hiện trên toàn thế giới. Trong đó tiêu biểu là dự án làm sạch tượng Chúa Cứu Thế tại Rio De Janeiro (Brazil), Núi Rushmore – Khu tưởng niệm quốc gia (Mỹ), Hàng cột trên Quảng trường St Peter - Thành phố Vatican, cầu Nihonbashi (Nhật Bản)...

Theo các chuyên gia, để làm sạch cổng Ngọ Môn, đơn vị sử dụng công nghệ Hơi nước nóng (steam cleaning) bằng cách sử dụng 1 đầu phun đặc biệt để tạo ra áp lực hơi nước 0.5-1 bar lên bề mặt đá vôi.


Đơn vị sử dụng công nghệ Hơi nước nóng (steam cleaning) để tạo áp lực hơi nước lên bề mặt đá vôi.


Hệ thống gia nhiệt này có thể tạo ra hơi nước với nhiệt độ tối đa khoảng 100°C,


Ngọ Môn Huế đang hoàn tất những công đoạn cuối cùng của dự án làm sạch bằng kỹ thuật mới này.

Hệ thống gia nhiệt này có thể tạo ra hơi nước với nhiệt độ tối đa khoảng 100°C, (nhiệt độ bình 155°C) để loại bỏ hoàn toàn các loại chất bẩn/ ô nhiễm sinh học cũng như tiêu diệt chất bẩn ở dưới bề mặt, cư trú sâu hơn bên trong các lỗ đá nhờ vào nhiệt độ cao của nước nóng.

Điều này đồng thời sẽ giúp thời gian phát triển trở lại của các tầng sinh học gây hại trở nên chậm hơn. Việc làm sạch Ngọ Môn sẽ do một đội gồm 14 người, trong đó có 2 chuyên gia nước ngoài và 6 chuyên gia đến từ Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đảm nhiệm

Di tích Ngọ Môn, cửa chính đi vào Hoàng Cung Huế đang hoàn tất những công đoạn cuối cùng của dự án làm sạch bằng kỹ thuật phun áp lực cao ở chế độ hơi nước nóng.


Sự tương phản và khác biệt rõ ràng trước và sau khi sử dụng công nghệ steam cleaning.

Sự tương phản và khác biệt rõ ràng trước và sau khi sử dụng công nghệ steam cleaning. Bề mặt tường giữ được độ chắc chắn, sáng rõ và không bị bào mòn. Công trình Ngọ Môn như vừa được"vén màu thời gian" để trả lại màu sắc gần như ban đầu của di tích được xây dựng từ 186 năm trước này.

Ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở VHTT Thừa Thiên Huế cho biết, dự án làm sạch Cổng Ngọ Môn dự kiến sẽ kéo dài khoảng 15 ngày. Sau khi hoàn thành không những góp phần tôn tạo cảnh quan và không gian di sản hoàn chỉnh trong Quần thể Di tích Cố đô Huế, tạo ra một điểm nhấn mới thu hút khách tham quan, mà còn thể hiện cam kết của Karcher trong việc hỗ trợ bảo tồn các di sản văn hóa lâu đời tại Việt Nam.

Cập nhật: 26/04/2019 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video