Sử dụng giác mạc nhân tạo để phục hồi thị lực

Các nhà khoa học Canada vừa sử dụng giác mạc nhân tạo khôi phục thành công thị lực cho một số bệnh nhân, qua đó giúp họ tránh được nguy cơ mù lòa.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Hiệu quả điều trị của những bệnh nhân này tương tự như hiệu quả trong điều trị bệnh nhân được hiến tặng giác mạc.

Giác mạc có vai trò đặc biệt quan trọng đối với thị lực. Việc ra đời giác mạc nhân tạo có ý nghĩa to lớn giúp bổ sung sự khan hiếm nguồn giác mạc hiến mạc và đáp ứng nhu cầu cho các bệnh nhân.

Trước tiên, các nhà khoa học đã tạo thủy tinh thể mỏng và có hình nút từ giác mạc được làm bằng hợp chất keo colloid. Mười bệnh nhân mắc bệnh về giác mạc đã được phẫu thuật để bỏ đi các tổ chức bị hủy hoại bên ngoài mắt và thay thế bằng giác mạc nhân tạo mới.

Bệnh nhân được ghép giác mạc nhân tạo này có thể có được thị lực tương tự như bệnh nhân được ghép giác mạc từ những người hiến tặng. Ngoài ra, giác mạc nhân tạo này còn có thể tránh được những rủi ro về bệnh truyền nhiễm ở người hiến giác mạc và hiện tượng đào thải gây ra.

Sự tổn tương giác mạc có thể có nhiều nguyên nhân bao gồm nhân tố di truyền, tổn thương do phẫu thuật, tổn thương do bỏng, truyền nhiễm và các tổn thương do hóa trị ung thư. Hàng năm toàn thế giới có khoảng 1,5 triệu người mù do không được hiến giác mạc.

Theo VietnamPlus
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video