Cuối cùng, câu hỏi "có hay không có sự sống trên sao Hỏa" sẽ được tiết lộ trong tương lai rất gần.
Mới đây, con tàu ExoMars Trace Gas Orbiter thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu (ESA) mới đây đã chính thức bắt đầu sứ mệnh truy tìm sự sống trên sao Hỏa.
Trace Gas Orbiter được phóng lên vào năm 2016, nhưng chỉ mới tiếp cận được hành tinh Đỏ vào tháng 4/2018. Sử dụng kỹ thuật aerobraking (giảm tốc nhờ khí quyển) con tàu đã di chuyển được 98.000km quỹ đạo hình elip xung quanh hành tinh, ở độ cao 400km so với bề mặt.
Trace Gas Orbiter - tàu thăm dò của ESA.
"Đây là một cột mốc rất lớn trong dự án ExoMars, và cũng là thành công tuyệt vời của cả châu Âu" - Pia Mistchdoerfer, quản lý chiến dịch Trace Gas Orbiter cho biết.
"Chúng tôi lần đầu tiên đã lọt vào quỹ đạo nhờ kỹ thuật aerobraking, lại còn là tàu thăm dò nặng nhất từ trước đến nay tới sao Hỏa, và bắt đầu quá trình tìm kiếm dấu hiệu của sự sống".
Mục tiêu của con tàu là theo dõi các dấu vết khí trên bề mặt hành tinh, đúng như tên gọi của nó là "trace gas". "Khí" ở đây là các chất chỉ chiếm 1% khí quyển sao Hoả, và ESA muốn xác định đó là những loại khí gì.
Ngoài ra, các chuyên gia mong muốn tìm ra các khí chỉ có thể xuất hiện nhờ các hoạt động sinh học - như methane chẳng hạn - vì đó là dấu hiệu của sự sống.
Nếu như xác định được có methane tại đây, tức là bên dưới bề mặt sao Hỏa có thứ gì đó đang xảy ra.
Trên Trái đất, methane có thể coi là sản phẩm phụ của hoạt động sống, do các sinh vật sống tạo ra. Núi lửa và các hoạt động địa chất cũng có thể tạo ra methane. Còn trên sao Hỏa, khí methane tại đây chỉ có tuổi đời khoảng 400 năm - tức là còn rất "mới". Nếu như xác định được có methane tại đây, tức là bên dưới bề mặt sao Hỏa có thứ gì đó đang xảy ra.
"Trong vài tuần tới chiến dịch sẽ được khởi động, và chúng tôi đang cực kỳ mong chờ những gì nó sẽ mang lại" - Håkan Svedhem, chuyên gia của dự án cho biết.
"Trace Gas Orbiter có đủ độ nhạy để phát hiện các loại khí chỉ sau vào phút, có nghĩa là đủ khả năng để khám phá xem liệu sao Hỏa có còn "sống" hay không".