Sự thật cần biết về bệnh vàng da

Vàng da là một chứng bệnh phổ biến hơn bạn tưởng. Nó thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, với biểu hiện làn da vàng vọt, thậm chí tròng mắt trắng cũng bị xỉn vàng.

Nguồn gốc của màu vàng là do lượng bilirulin - một hóa chất có trong hemoglobin của hồng cầu. Bilirulin (còn được gọi là sắc tố mật) có màu vàng, nên khi nồng độ quá cao sẽ khiến làn da chuyển màu.

Nhưng tại sao nồng độ bilirulin lại cao? Thông thường khi tế bào hồng cầu bị vỡ, cơ thể sẽ tìm cách sản sinh ra tế bào mới để thay thế, và đẩy tế bào cũ cho gan giải quyết. Tuy nhiên vì gan của trẻ sơ sinh vẫn còn quá non nớt, đôi lúc bilirubin sẽ hình thành nhanh hơn tốc độ xử lý, tích tụ và gây ra bệnh vàng da.

Bệnh vàng da có nguy hiểm?

Trên thực tế, có rất nhiều lý do để một đứa trẻ mắc phải chứng vàng da - như nhiễm trùng máu, máu mẹ và con không tương đồng...

Việc đẻ non cũng có thể khiến gan hoạt động không được tốt dẫn đến tích tụ bilirubin.


Có rất nhiều lý do để một đứa trẻ mắc phải chứng vàng da.

Đôi khi việc bú sữa mẹ cũng khiến da bị vàng đi, bởi sữa có khả năng can thiệp vào khả năng chuyển hóa bilirubin của gan.

Đa phần các trường hợp bị vàng da đều không quá nguy hiểm. Rất nhiều trường hợp da trẻ xuất hiện màu vàng trong vòng 3 - 5 ngày sau khi chào đời, nhưng sau đó dần biến mất khi cơ thể bắt đầu thích ứng và hoạt động trơn tru hơn.

Tuy nhiên, về cơ bản thì bilirubin là một chất độc. Khi tích tụ với nồng độ quá cao, chất này có thể vượt rào vào máu não, tác động thẳng đến tế bào não và gây ra chứng vàng nhân não bộ. Nếu để đến mức độ ấy thì di chứng sẽ là rất lớn, vì nó ảnh hưởng không thể phục hồi đến khả năng phát triển của não bộ. Đứa trẻ lớn lên có thể bị điếc, thiểu năng vận động và trí tuệ.

Ngoài ra, một số trường hợp da biến thành màu vàng vì một căn bệnh nguy hiểm tiềm tàng chưa thể xác định cụ thể. Ở những trường hợp này, các triệu chứng vàng da sẽ xuất hiện rất sớm - chỉ 24h sau khi sinh, nên cần được theo dõi tỷ mỉ.

Làm sao để nhận biết các triệu chứng nguy hiểm

Như đã nêu, đa phần các trường hợp vàng da đều không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu trẻ có các dấu hiệu sau thì cần phải đi khám trước khi quá muộn.

  • Bụng, cánh tay, chân bị vàng
  • Vàng da kéo dài hơn 3 tuần
  • Tròng mắt vàng đi
  • Trẻ mệt mỏi, khó tỉnh dậy.
  • Không tăng cân hoặc biếng ăn

Đề phòng vàng da ở trẻ sơ sinh

Trẻ vàng da nhân dễ tử vong

Cập nhật: 01/08/2018 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video