Sự thật đau lòng đằng sau món súp vi cá mập

Sự thật đằng sau món ăn tinh hoa "chỉ dành cho vua chúa": Tàn độc đến đau lòng

Vi cá mập là một trong những sản phẩm có giá đắt đỏ nhất thế giới, được tiêu thụ chủ yếu tại Singapore, Hong Kong, Đài Loan và Trung Quốc.

Món ăn "đỉnh lưu" của giới quý tộc


Món súp vi cá mập xa xỉ.

Từ xa xưa, người Trung Quốc đã coi súp vi cá mập là biểu tượng của sự giàu sang và lòng hiếu khách nên thường sử dụng trong những dịp đặc biệt như đám cưới hay tiệc chiêu đãi. Giá của một bát súp trên thị trường vào khoảng 2 triệu đồng.

Mặc dù món súp vây cá mập được mô tả là không có vị ngon đặc biệt và cũng chưa thể kiểm chứng việc ăn món ăn này sẽ làm sức khỏe tăng gấp bội nhưng thay vì biến mất, món ăn này lại càng ngày càng phổ biến hơn trong thời kỳ hiện đại và trở thành công cụ để những gia đình có kinh tế khá giá khẳng định đẳng cấp và địa vị của mình.

Thậm chí, vào những năm 1970, ở khu vực Hồng Kông (Trung Quốc) còn có một câu nói rằng: ''Xào vi cá mập với cơm" được dùng để mô tả lối sống của những người giàu có, ngụ ý rằng họ đủ giàu để mua vây cá mập hàng ngày.

Quy trình "thu hoạch" tàn bạo

Tuy nhiên, ít ai biết rằng đằng sau món ăn bổ dưỡng, sang trọng đó là cuộc tàn sát của loài người với cá mập. Hàng triệu con cá mập với đủ loại kích cỡ bị giết chỉ để lấy vây.

Do là loại thực phẩm đắt giá nên ngư dân thị trường "thu hoạch" vây cá mập cũng vô cùng cạnh tranh và cũng vô cùng tàn nhẫn.

Theo đó, từng con cá mập sẽ được câu lên bờ, chúng sẽ cắt hết hoàn toàn vây, bao gồm 2 vây lưng, 2 vây ngực, 3 vây cận đuôi và vây đuôi dưới. Vì chỉ cần đến vây cá nên những gì còn sót lại được xem là vô giá trị.

Dù cá còn sống hay đã chết, chúng đều sẽ bị ném xuống biển. Lúc này, số phận của cá mập cũng rất bi thảm. Bị thương rất nặng, cũng không thể bơi, chúng chỉ có thể chờ chết vì mất máu hoặc bị xâu xé bởi các loài cá khác.

Không kể đến việc phung phí, thì hành vi này được nhiều tổ chức và người yêu động vật cho là dã man. Việc giết một con vật để ăn là chuyện không thể tránh khỏi, tuy nhiên để nhân đạo, người ăn phải khiến con vật ra đi thanh thản, không để thừa.

Hậu quả tàn khốc không chỉ với loài cá mập

Bên cạnh quy trình săn bắt tàn độc, tác động của việc lấy vây cá mập còn vượt xa nỗi đau tột cùng khác. Theo số liệu thống kê, cá mập là loài vật dễ bị tuyệt chủng không chỉ do nó ngày càng bị săn bắt gắt gao mà còn vì loài này có tỷ lệ sinh sản thấp.

Vì cá mập là loài săn mồi đỉnh cao nên chúng đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái đại dương, do vậy, nếu số lượng cá mập giảm mạnh, hệ sinh thái cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.


Loài cá mập đứng trên bờ vực tuyệt chủng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng với hệ sinh thái.

Ví dụ, số lượng cá mập đầu búa ngày càng giảm dẫn đến sự gia tăng của cá đuối, con mồi ưa thích của cá mập đầu búa. Khi số cá đuối trong đại dương nhiều hơn, nó sẽ ăn sò điệp, trai và nhiều con mồi khác. Điều này tạo ra một chu trình sinh thái mất cân bằng, đe dọa sự tồn tại chung của đa dạng sinh học.

Không chỉ gây ảnh hưởng với hệ sinh thái dưới nước, việc săn bắt cá mập lấy vây còn tạo nên "hiệu ứng cánh bướm" tác động lên đất liền.

"Ngoài việc đánh bắt cá mập vốn bị cấm, hành vi bất hợp pháp này còn gây ra cái chết của một số loài chim biển, trong đó có một số loài có nguy cơ tuyệt chủng" - một nhà nghiên cứu cho biết.

Theo Jakarta Post, Indonesia sản xuất được ít nhất 486 tấn vây cá mập khô mỗi năm. Bất chấp sự phản đối và lệnh cấm từ chính phủ, nạn đánh bắt cá mập vẫn diễn ra hàng ngày và không thể kiểm soát. Hiện Indonesia dẫn đầu trong số 20 quốc gia đánh bắt cá mập nhiều nhất thế giới, dẫn đến sự sụt giảm từ 40% đến 99% các loại cá mập phổ biến. Theo Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên, 71% trong số đó được xếp loại dễ tổn thương và có nguy cơ tuyệt chủng rất cao.

Ước tính 73 triệu con cá mập bị giết mỗi năm chỉ để làm thực phẩm cho món súp vi cá nổi tiếng.

Cập nhật: 31/01/2024 Tổng Hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video