Tử thần núp bóng đằng sau bát súp đắt nhất hành tinh

Bạn cho rằng, súp vi cá mập là thực phẩm đại bổ ư? Sự thật sẽ khiến bạn bất ngờ lắm đấy!

Lần trước, chúng ta đã từng biết về sự thật "đơn giản đến tàn nhẫn" của món súp vi cá mập - món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc vốn đã nổi danh là một thức "sang chảnh" chỉ dành cho những người có tiền.


Súp vi cá - món ăn không thể thiếu trong "yến tiệc" của người Trung Quốc.

Dẫu đắt tiền, nhưng vi cá mập vẫn được săn lùng trên khắp thế giới, do nhiều người tin rằng đây là món ăn "đại bổ", thậm chí được coi là thần dược. Tuy nhiên bạn có tin không, sự thực là bát súp vi cá mập có thể lấy đi mạng sống của người ăn chúng.

Tại sao lại vậy? Hãy cùng thử tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Ăn súp vi cá? Không hề bổ như bạn tưởng!

Tại sao không bổ? Theo trang web của Cục tiêu chuẩn thực phẩm Australia New Zealand, cá thực sự là một nguồn protein dồi dào. Tuy nhiên việc tiêu thụ một vài loài cá, đặc biệt là cá mập, có thể gây nguy hiểm do mức độ thủy ngân (một kim loại có độc tố rất mạnh) tìm thấy trong thịt cá khá cao.

Một nghiên cứu đã được thực hiện dựa trên việc phân tích mẫu mô của 30 con cá mập xung quanh bờ biển New South Wales (Úc). Kết quả cho thấy, bên trong cơ thể của cá mập chứa một lượng lớn kim loại gồm cả thủy ngân.

Trong đó, nồng độ của thủy ngân bên trong thịt cá được đánh giá là "có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người ăn""gây tổn thương vĩnh viễn cho não bộ, thận".


Bên trong những bát súp này có chứa thủy ngân.

Nguy hiểm này gián tiếp tăng cao do hiện tượng nước biển bị ô nhiễm ngày một lan rộng. Lý do đưa ra là cá mập vốn vượt lên trên các loài cá lớn ăn thịt khác, là một kẻ săn mồi tuyệt đỉnh dưới đại dương.

Chúng sống dựa vào việc ăn các loài cá bé khác và những loài cá này - ngày một hấp thụ nhiều thủy ngân từ môi trường ô nhiễm. Do đó, cá mập cuối cùng là nơi tổng hợp các chất nguy hiểm đó.


Mô phỏng về cách cá mập tích lũy một lượng lớn thủy ngân trong tự nhiên.

Trong vi cá không chỉ có thủy ngân...

Đúng vậy! Trong các mẫu thịt cá, vi cá được xét nghiệm, các khoa học gia còn tìm thấy cả arsenic (thạch tín) - một chất độc có trong tự nhiên. Khi bị hấp thụ với hàm lượng nhất định, da sẽ bị giảm sắc tố gây xạm đen, không chỉ vậy, hệ tiêu hóa trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng.

Chưa hết, arsenic khi xâm nhập cơ thể sẽ làm giảm lượng hồng cầu, bạch cầu, phá hủy thành mạch và thậm chí dẫn đến tử vong. Đây cũng là một nguyên nhân gây ung thư và làm giảm IQ ở trẻ em.


Mỗi năm có từ 26 - 73 triệu cá thể cá mập bị giết để lấy vây.

Một nghiên cứu khác được thực hiện năm 2013 còn cho thấy tình hình nghiêm trọng hơn. Theo đó, những cá thể cá mập bắt được xung quanh đảo Buru của Indonesia có lượng arsenic và thủy ngân lớn khủng khiếp, đặc biệt là những chú cá đực trưởng thành. Lý do là bởi vị trí này gần với một mỏ vàng ngoài biển nên những sinh vật sống ở đây bị nhiễm thủy ngân nặng.

Chính vì vậy, bên cạnh thịt và vây cá mập, các phần khác của loài động vật này như gan hay dầu cá mập cũng được các chuyên gia khuyến cáo không nên tiêu thụ.

Độc - nhưng sao nhiều người vẫn ăn?

Trái ngược lại với các khuyến cáo thì thịt cá mập vẫn là một sản phẩm "hot". Mỗi năm có từ 26 - 73 triệu cá thể cá mập bị giết để lấy vây.

Thịt cá mập cũng là một trong những thực phẩm đắt đỏ với giá bán khoảng 400$/kg (tương đương 8,8 triệu VND). Còn súp vi cá mập, giá mỗi bát từ 70 - 150$ (khoảng 1,5 - hơn 3 triệu VND).


Hàng triệu con cá mập bị giết mỗi năm chỉ để lấy vây.

Có thể thấy việc giết cá mập lấy vây không chỉ là một hành động tàn nhẫn mà còn không "bổ béo" gì cho sức khỏe của chúng ta.

Vì vậy tốt nhất chúng ta nên để những người bạn "Thần chết của biển cả" này được yên thay vì tàn sát chúng.

Cập nhật: 25/01/2018 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video