Sự thực về lời nguyền xác ướp Ai Cập

Chuyên gia hàng đầu ngành Ai Cập học khẳng định chuyện xác ướp trút giận lên những kẻ xâm phạm nơi yên nghỉ vĩnh hằng phần nhiều là sản phẩm của tưởng tượng trong phim Hollywood.


Xác ướp Ai Cập thường được liên hệ với những lời nguyền. (Ảnh: Ancient Origins)

Theo Xinhua, hội thảo tập trung các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Ai Cập học trên khắp thế giới diễn ra vào trung tuần tháng 3 ở Swansea, Wales, xem xét sự tồn tại của lời nguyền và ác quỷ.

Tiến sĩ Kasia Szpakowska, phó giáo sư khoa Ai Cập học ở Đại học Swansea, Wales, một trong các điều phối viên của hội thảo, khẳng định những lời nguyền, ác quỷ và cảnh báo liên quan đến nhiều địa điểm chôn cất ở Ai Cập có tồn tại. Nhưng khi trở thành chủ đề của các bộ phim Hollywood, sự thực thường được phóng đại thành yếu tố giả tưởng để lan truyền sợ hãi tới người xem.

Khoảng 90 chuyên gia đến từ nhiều nước, bao gồm Ai Cập, mảnh đất của các pharaoh, đã góp mặt tại hội thảo quốc tế và khám phá mức độ cũng như hình thức biểu hiện của những thực thể kích thích trí tưởng tượng mà người Ai Cập cổ đại cho rằng mang đến cả điều tốt và xấu.

"Khi chúng tôi đề cập tới những thực thể kích thích trí tưởng tượng, bạn có thể gọi chúng là thế lực siêu nhân. Trong cả thế giới cổ đại và hiện đại, các thực thể vô hình thường đại diện hay bị cho là gây ra tai họa và bệnh tật tâm sinh lý không rõ lý do. Ở các nền văn hóa, chúng mang nhiều tên gọi như yêu tinh, tiểu yêu, tiên, ma, ác quỷ, tiểu thần, quái vật và thiên thần", Szpakowska cho biết.

"Trong các bộ phim Hollywood luôn có những lời nguyền và xác ướp sống lại. Nhìn chung, người Ai Cập cổ đại không tin xác chết được ướp có thể hồi sinh. Họ tin người chết sẽ trải qua bước đệm là cái chết để đầu thai ở thế giới bên kia, khỏe mạnh, lành lặn và mang theo những gì tốt đẹp nhất ở kiếp trước", Szpakowska giải thích.

Theo Szpakowska, người Ai Cập cổ đại có tạo ra những lời nguyền và cảnh báo, nhưng không như phim Hollywood khắc họa.

Diễn giả tại hội thảo bao gồm Wael Sherbiny, nhà nghiên cứu nổi tiếng nhờ phát hiện món đồ tạo tác 4.000 năm tuổi cao dài 2,5 mét, chứa đựng những câu thần chú và mô tả về các vị thần, là bản chép tay trên da dài nhất và cổ nhất từ Ai Cập cổ đại. Ngoài ra, Stuart Tyson Smith, cố vấn bộ phim Xác ướp Ai Cập và Xác ướp trở lại, cũng có mặt tại hội thảo.

Tiến sĩ Szpakowska cho biết, dù ác quỷ có thể quen thuộc với người Ai Cập cổ đại, việc tìm thông tin về chúng ngày nay rất khó khăn.

"Hiện không có nguồn nào để học giả hoặc người quan tâm tham khảo thêm thông tin về những thực thể này. Có một số từ điển bách khoa về các vị thần và nhà vua, cũng như các nguồn chuyên ngành về tên gọi thần thánh và ý nghĩa của cái tên. Để lấp đầy khoảng trống này, dự án của chúng tôi nhằm tạo ra cơ sở dữ liệu về những thực thể đó", Szpakowska nói.

Cơ sở dữ liệu đầu tiên về ác quỷ và các thực thể kích thích tưởng tượng dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm nay.

Cập nhật: 28/03/2016 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video