Theo nghiên cứu của ĐH California, ăn sữa chua mỗi ngày giúp giảm các triệu chứng dị ứng, giảm 25% nguy cơ cảm lạnh so với những người không ăn, công dụng tăng cường miễn dịch càng tăng lên khi lợi khuẩn Probiotics được bổ sung vào sữa chua.
Lợi ích không tưởng của sữa chua
- Lợi ích được công nhận
- Bổ sung Probiotics giúp tăng cường miễn dịch
- Ăn sữa chua giúp giảm nguy cơ mắc ung thư phổi tới 33%
- Sữa chua giúp ngăn ngừa ung thư
- Bổ sung canxi
- Bổ sung nhiều vitamin
- Ức chế phản ứng viêm
- Phòng ngừa bệnh tiểu đường
- Kiểm soát huyết áp
- Ngăn ngừa đột quỵ
- Thúc đẩy tiêu hóa
- Bài tiết chì khỏi cơ thể
Lợi ích được công nhận
Tác dụng của sữa chua với sức khỏe con người đã được thế giới công nhận từ lâu. Mỗi hộp sữa chua ăn cung cấp cho cơ thể một lượng lớn protein, vitamin A, B, D, canxi, và hàng loạt các khoáng chất có lợi khác.
Với những ai không thể dung nạp các loại sữa tươi bình thường (do cơ thể thiếu khả năng hấp thu men lactose), sữa chua ăn là giải pháp hoàn hảo vì món ăn mang hương vị thơm ngon này không hề gây nên bất kỳ sự khó chịu nào cho hệ tiêu hóa.
Ăn sữa chua mỗi ngày giúp tăng sức đề kháng và hỗ trợ hệ tiêu hoá.
Giàu dinh dưỡng là thế, song điều đặc biệt là sữa chua ăn lại có tác dụng giúp ngăn ngừa béo phì một cách tự nhiên nhất. Nghiên cứu mới nhất của tiến sĩ Michael Zemel và cộng sự, ĐH Tennessee (Mỹ) cho thấy trong sữa chua có nhiều canxi làm chất xúc tác, giúp cơ thể thiêu đốt mỡ rất nhanh. Lượng canxi này giúp chuyển hóa thành năng lượng và đốt cháy hoàn toàn thay vì đọng lại trong cơ thể.
Đặc biệt, với căn bệnh đang khiến cả thế giới đau đầu là ung thư, sữa chua cũng chứng tỏ có tác dụng ức chế sự lan tràn của u bướu. Các nhà nghiên cứu người Nga đã phát hiện, sữa chua có khả năng kích khởi hoạt động miễn nhiễm, làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư.
Một nghiên cứu khác tại Hà Lan kéo dài gần 3 năm với 120.852 người cũng cho thấy nguy cơ bị ung thư ruột già suy giảm nơi những người tiêu thụ nhiều sản phẩm sữa chua.
Bổ sung Probiotics giúp tăng cường miễn dịch
Bổ sung lợi khuẩn Probiotics vào các thực phẩm nói chung và sữa chua ăn nói riêng, càng làm tăng giá trị cho sức khỏe của loại thực phẩm này. Probiotics là tên gọi chung để chỉ những lợi khuẩn có ích cho cơ thể. Nhóm vi khuẩn có lợi này có "hộ khẩu thường trú” trong đường ruột của con người, làm nhiệm vụ trung hòa hệ vi khuẩn đường ruột, ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây hại, giúp nâng cao miễn dịch cho toàn cơ thể.
Probiotics cư trú trong ruột còn có chức năng dinh dưỡng, tiêu hoá được carbohydrat, tinh bột, các đường đơn ở đại tràng, tổng hợp các vitamin và các acid béo, và có tác dụng điều hòa chức năng tiêu hoá có lợi cho cơ thể như chống nôn trớ, đầy bụng và táo bón.
Phó giáo sư tiến sỹ Nguyễn Thị Lâm- Viện phó viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam cho biết: "Đường ruột khỏe mạnh là yếu tố căn bản giúp tăng cường hệ miễn dịch. Muốn đường ruột khỏe mạnh thì cần có sự cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột. Vì vậy, cần phải bổ sung vi khuẩn có lợi bằng cách thường xuyên sử dụng những thực phẩm có chứa Probiotic như các thực phẩm len men, đặc biệt là sữa chua ăn”.
Ảnh minh họa: phamfatela.com
Việc bổ sung lợi khuẩn Probiotics vào các hộp sữa chua ăn là một cách tự nhiên và hiệu quả nhất để nâng cao miễn dịch cho cơ thể, bảo vệ sức khỏe cho con người. Với nhiều nước phát triển như Mỹ, Nhật, các quốc gia ở châu Âu, sản phẩm sữa chua ăn bổ sung Probiotics đã xuất hiện trong thực đơn hàng ngày của người dân từ rất lâu. Việc chế biến những món ăn có chứa lợi khuẩn Probiotics như sữa chua men sống đã được hình thành nhen nhúm từ hàng nghìn năm trước.
Trên thực tế, tỷ lệ hấp thụ canxi trong sữa chua cao hơn sữa thường, vì axit lactic có thể thúc đẩy sự hấp thụ các khoáng chất khác nhau như canxi.
Không chỉ có lợi cho hệ miễn dịch, sữa chua còn có những công dụng khác như:
Ăn sữa chua giúp giảm nguy cơ mắc ung thư phổi tới 33%
Sữa chua rất giàu dinh dưỡng, phù hợp với mọi lứa tuổi, lợi ích của sữa chua với sức khỏe đã được các chuyên gia y tế công nhận. Trong một cuộc khảo sát dịch tễ học đăng tải trên "Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ", các nhà khoa học phát hiện ra rằng sữa chua có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư phổi . Khi kết hợp sữa chua với thực phẩm giàu chất xơ giúp làm giảm 33% nguy cơ mắc ung thư phổi.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư phổi là: sữa chua có chứa men vi sinh và chất xơ có chứa prebiotic (prebiotic kích thích sự tăng trưởng và hoạt động của men vi sinh).
Sữa chua giúp ngăn ngừa ung thư
Theo bài báo được xuất bản bởi nhóm nghiên cứu của Giáo sư Đặng Chấn Hoa, thuộc Học viện y học cơ bản và pháp y của Đại học Tứ Xuyên, Trung Quốc đăng tải trong "Tạp chí ung thư Quốc tế", mối tương quan giữa ăn sữa chua và giảm nguy cơ ung thư nói chung là 19%. Và nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn sữa chua có thể giảm ung thư thực quản (36%), ung thư bàng quang (21%) và ung thư đại trực tràng (12%).
Một nghiên cứu được công bố bởi Quỹ Ung thư Quốc gia Hà Lan và Viện Nghiên cứu Độc lý và Dinh dưỡng cho thấy, uống sữa chua thường xuyên có thể ngăn ngừa hiệu quả ung thư vú ở phụ nữ. So với những người không uống sữa chua, những phụ nữ thường xuyên uống 250ml sữa chua mỗi ngày có tỷ lệ mắc ung thư vú thấp hơn khoảng 50%.
Bổ sung canxi
Trên thực tế, tỷ lệ hấp thụ canxi trong sữa chua cao hơn sữa thường, vì axit lactic có thể thúc đẩy sự hấp thụ các khoáng chất khác nhau như canxi. Ngoài ra, có những peptide như CPP được sản xuất bởi sự phân hủy protein trong sữa chua, cũng có thể thúc đẩy sự hấp thụ canxi.
Bổ sung nhiều vitamin
Ngoài việc giữ lại tất cả các chất dinh dưỡng của sữa tươi, vi khuẩn axit lactic còn có thể sản xuất nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể con người trong quá trình lên men, như vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6, vitamin B12.
Ức chế phản ứng viêm
Vi khuẩn "tốt" (vi khuẩn axit lactic) trong sữa chua có thể kích thích vi khuẩn có lợi trong ruột và ức chế vi khuẩn có hại.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Wisconsin - Madison, Hoa Kỳ, đã phát hiện ra rằng vi khuẩn "tốt" (vi khuẩn axit lactic) trong sữa chua có thể kích thích vi khuẩn có lợi trong ruột và ức chế vi khuẩn có hại. Nghiên cứu sâu hơn kết luận rằng, sữa chua lên men là một nguyên tố quan trọng trong việc giảm viêm mãn tính, bệnh viêm ruột, viêm khớp và hen suyễn.
Phòng ngừa bệnh tiểu đường
Trong cuốn "Bằng chứng khoa học về thực phẩm và sức khỏe (2016)" của Trung Quốc, đã chỉ ra rằng: Mỗi ngày uống 80g sữa chua có thể giảm 28% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Kiểm soát huyết áp
Sữa chua chứa nhiều sữa ít béo nên rất có lợi cho việc giảm nguy cơ tăng huyết áp.
Ngăn ngừa đột quỵ
Huyết áp cao là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ, vì vậy uống sữa chua có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ ở một mức độ nhất định.
Thúc đẩy tiêu hóa
Sau khi ăn sữa chua, cơ thể con người sẽ tăng khả năng kháng vi khuẩn và virus gây bệnh đường ruột. Uống 1-2 cốc sữa chua mỗi ngày, sau vài tháng, có thể cải thiện đáng kể tiêu hóa và hấp thu.
Sau khi ăn sữa chua, cơ thể con người sẽ tăng khả năng kháng vi khuẩn và virus gây bệnh đường ruột.
Bài tiết chì khỏi cơ thể
Theo Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc, uống nhiều sữa chua giúp thúc đẩy sự bài tiết chì trong cơ thể. Bài tiết chì từ máu để tăng sức đề kháng, và tất nhiên sữa cũng có tác dụng tương tự. Điều này chủ yếu là do: Protein whey đặc trưng của sữa rất giàu cystine, có thể kết hợp với chì trong cơ thể để tạo thành một hợp chất hòa tan trong nước, được đào thải qua thận, do đó làm giảm nồng độ chì trong máu.
Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc cũng khuyến nghị người lớn nên tiêu thụ 300 gram sữa chua mỗi ngày. Đối với những bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính, khó tiêu, suy giảm miễn dịch và không dung nạp được đường lactose (đường sữa), có thể lựa chọn uống sữa chua.