Sữa gia súc 7.000 năm

Kết quả phân tích thành phần hóa học của gốm đã giúp xác định chứng cứ đầu tiên về thói quen nuôi gia súc lấy sữa tại châu Phi cách đây khoảng 7000 năm.

>>> Tác phẩm nghệ thuật trên đá lâu đời nhất ở Úc

Theo thông cáo báo chí từ Đại học Bristol (Anh), một nhóm chuyên gia tại đây đã tìm ra dấu vết cho thấy con người biết nuôi gia súc lấy sữa từ mấy ngàn năm trước.

Kết quả phân tích các loại axít béo được tìm thấy bên trong những vò gốm thô tại một khu khảo cổ ở Libya đã xác định đây là sản phẩm của quá trình xử lý sữa.


Hình vẽ gia súc xuất hiện nhiều trong các tác phẩm nghệ thuật hang động ở Sahara

Khoảng 10.000 năm trước, vùng sa mạc Sahara ẩm ướt và xanh tươi hơn hiện nay, cho phép tổ tiên con người sống theo kiểu bán di trú, biết dùng gốm, săn bắt và hái lượm ngũ cốc dại trong tự nhiên.

Sau đó, cách đây khoảng 7.000 đến 5.000 năm trước, khu vực trở nên khô cằn hơn, buộc cư dân chuyển sang lối sống thiên về du mục, và gia súc đóng vai trò quan trọng trong đời sống của họ.

Trong khi các chuyên gia phát hiện được nhiều tác phẩm nghệ thuật trên đá có ghi lại hình ảnh của gia súc tại khắp vùng Sahara, vẫn chưa tìm thấy chứng cứ trực tiếp về việc người thời xưa nuôi gia súc để lấy sữa, cho đến khi Đại học Bristol công bố báo cáo trên.

Phát hiện này cũng cung cấp nền tảng mới cho các nghiên cứu về sự tiến hóa của gene kháng đường lactose, và có vẻ như quá trình đó đã bắt đầu xuất hiện khi con người chuyển sang dùng sữa gia súc, theo các chuyên gia.

Tham khảo: Livescience

Theo Đất Việt, Livescience
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video