Tác động của con người đến thiên nhiên đang giảm dần

Có vẻ như con người đang dần tăng được hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, thay vì lạm dụng chúng.

Thiên nhiên đã bị con người tàn phá một cách nặng nề - điều này chẳng có gì phải bàn cãi nữa.

Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu, thì dù tác hại từ các hoạt động của loài người đối với hành tinh này vẫn đang tăng lên, nhưng tốc độ tăng trưởng đang dần hạ nhiệt, với tỉ lệ chậm hơn so với tốc độ phát triển kinh tế và mức tăng trưởng dân số thế giới.

Điều này đem lại cho chúng ta một tia hy vọng, rằng loài người đang dần quản lý được những gì mình đã lấy đi từ thiên nhiên.


Loài người đang cố gắng dần quản lý được những gì mình đã lấy đi từ thiên nhiên.

Theo Oscar Venter từ ĐH Northern British Columbia (Canada) - trưởng nhóm nghiên cứu: "Chứng kiến mức ảnh hưởng đến tự nhiên có xu hướng chậm hơn sự phát triển của kinh tế và dân số thế giới thực sự rất đáng khích lệ. Điều này cho thấy chúng ta đang sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả hơn".

Nhóm nghiên cứu của Venter kết hợp cùng 8 trường ĐH khác trên thế giới đã sử dụng dữ liệu từ vệ tinh và khảo sát thực tiễn về tác động của con người đến môi trường trong giai đoạn 1993 - 2009.

Trong giai đoạn này, dân số thế giới tăng 23%, trong khi kinh tế tăng trưởng tới 153%. Ngược lại, lượng khí thải từ hoạt động của con người chỉ tăng 9%.


Thiên nhiên đã bị con người tàn phá một cách nặng nề.

Tất nhiên, 9% là con số không hề nhỏ, nhưng ít nhất nó vẫn nhỏ hơn so với độ tăng trưởng dân số và kinh tế.

Các chuyên gia tin rằng kết quả này xuất phát từ lý thuyết Đường môi trường Kuznets - cho rằng tác động đến môi trường là khủng khiếp nhất khi nền công nghiệp còn non trẻ, nhưng sẽ hạ nhiệt dần khi kinh tế phát triển thêm.

Tuy vậy, dù mức độ ảnh hưởng đến tự nhiên có tăng chậm, bức tranh tổng thể về những gì loài người đã làm nhìn vẫn rất... đau lòng.

Theo James Watson thuộc ĐH Queensland (Úc): "Các số liệu cho thấy 3/4 hành tinh của chúng ta đã bị thay đổi, và 97% loài có số lượng đông nhất cũng vậy. Điều này giống như một cuộc khủng hoảng về đa dạng sinh học vậy".


3/4 hành tinh của chúng ta đã bị thay đổi.

Cụ thể hơn, vào năm 1993 khoảng 27% đất đai trên thế giới chưa có dấu vết của loài người. Tuy nhiên chỉ sau 16 năm, 23 triệu km2 trong số này đã bị xâm chiếm.

Watson cho biết: "Con người là những sinh vật tham lam nhất trên hành tinh này. Sử dụng đất, săn bắn cùng các hoạt động khác đã giúp chúng ta xâm chiếm tới 3/4 mặt đất".

Nhưng dù sao, chúng ta cũng nên ghi nhận cố gắng lần này của loài người về tính hiệu quả của việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

Nghiên cứu được công bố trên trang Nature Communications.

Cập nhật: 27/08/2016 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video