Tài nguyên nước của VN có dấu hiệu cạn kiệt

Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, về chất lượng, tài nguyên nước của Việt Nam tốt nhưng đã có dấu hiệu suy thoái và ô nhiễm.

Việt Nam là quốc gia có lượng mưa trong nước phân bố không đều theo mùa và theo khu vực, lượng nước mặt dự trữ có tới hơn 2/3 bắt nguồn từ nước ngoài và lượng nước dưới đất có dấu hiệu cạn kiệt.

Tại hội thảo góp ý chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020, tổ chức ngày 1/12 tại Hà Nội, các nhà chuyên môn nhận định tài nguyên nước của Việt Nam ẩn chứa nhiều yếu tố không bền vững, chất lượng vẫn tốt nhưng đã có dấu hiệu suy thoái và ô nhiễm.

Các nhà khoa học chỉ rõ, một số khu vực đã xảy ra mưa có độ pH thấp (mưa axít) và nguồn nước mặt ở một số nơi đã bị ô nhiễm cục bộ, đặc biệt là ở các lưu vực sông và những đoạn sông chảy qua khu đô thị lớn, khu công nghiệp.

Hiện nay lượng nước bình quân đầu người của Việt Nam chỉ khoảng 3.840m3/người mỗi năm, thấp hơn 160m3 so với mặt bằng của thế giới (trên 4.000m3/người mỗi năm). Trong khi đó, sự biến đổi khí hậu cũng như thói quen tiêu dùng, khai thác nước đang đặt ra vấn đề về sự suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này.

Theo VnExpress/TTXVN
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video