Tại sao bình ga lại phát nổ?

Những điều cần lưu ý khi sử dụng gas

Bản chất khí ga khi bị rò rỉ không gây ra cháy nổ tuy nhiên khi rò rỉ khí ga gặp nhiệt độ cao hoặc có tia lửa điện phát ra từ các vật dụng như: bật bóng đèn, hộp quẹt... gây ra nguyên cơ cháy nổ cao.

Tình trạng cháy nổ khí ga xảy ra ngày một nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến người tiêu dùng khiến mọi người lo lắng. Vậy nguyên nhân do đâu khiến bình ga dân dụng cháy nổ? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn nguyên nhân khiến bình ga nhà bạn phát nổ, mời các bạn cùng tham khảo.

Bình ga nổ khi nào?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nổ bình ga, đáng chú ý chính là sự cố rò rỉ khí trong quá trình nấu ăn.

Theo trang Pompiers.fr bình ga có thể nổ bất kể ở đâu, khi chúng tiếp xúc với ngọn lửa hay khi nhiệt độ môi trường cao và áp suất bên trong bình đạt 50 bar.

Bình ga trong nhà thường có áp suất là 7,5 bar khi nhiệt độ môi trường là 15 độ C và nó tăng lên 10 bar khi nhiệt độ ngoài trời từ 20 đến 25 độ C. Đặc biệt, khi bình ga ở ngoài trời nắng, áp suất trong bình có thể nhanh chóng tăng nhanh từ 10 đến 50 bar, tiềm ẩn nguy cơ phát nổ.

Bên cạnh đó, nguyên nhân dẫn đến nổ bình ga là do rò rỉ khí ga tích tụ trong nhà bếp và sẽ phát nổ nếu bắt gặp lửa, đặc biệt là khi người dùng đang nấu ăn.

Nguyên nhân gây nổ bình ga

Sử dụng bình ga, bếp ga cũ, kém chất lượng

Việc sử dụng bình ga bị sang chiết trái phép, kém chất lượng, bình ga quá hạn sử dụng hoặc bếp ga quá cũ, mâm chia lửa bị lắp sai khớp... là một trong những lý do cháy nổ bình. Mặc dù, trường hợp này ít khi xảy ra, nhưng để đảm bảo an toàn, bạn luôn lựa chọn bình ga chính hãng, chất lượng tốt, vệ sinh bếp sạch sẽ nhằm mang lại hiệu quả sử dụng cao.


Bình ga kém chất lượng là một trong những lý do cháy nổ bình.

Dây dẫn nối bình ga với bếp ga bị rò rỉ

Sau một thời gian sử dụng dài, dây dẫn ga có thể bị gập, xoắn, chuột cắn hoặc có thể đã cũ bị nứt khiến cho khí ga bị rò rỉ ra ngoài tăng nguy cơ cháy nổ cao. Chính vì thế, trong quá trình sử dụng bạn nên thường xuyên kiểm tra dây dẫn ga nhằm đảm bảo an toàn trong suốt quá trình sử dụng

Không khóa ga sau khi sử dụng hoặc khóa ga sai cách

Nhiều người thường có thói quen không khóa van ga ngay sau khi sử dụng hoặc khóa ga sai quy trình sẽ khiến khí ga vẫn lưu trong dây dẫn ga đây nên tình trạng rò rỉ khí ga ra ngoài mà không hay biết.

Chính vì thế, luôn khóa ga sau khi sử dụng xong. Để khóa ga đúng cách, trước tiên bạn khóa van bình ga lại, sau đó chờ lửa đốt hết phần ga còn trong dây dẫn rồi tắt bếp về đúng vị trí ban đầu.

Không chú ý tới bếp ga trong quá trình sử dụng

Trong quá trình sử dụng do không để ý khiến gió thổi, nước trào xuống bếp gây tắt lửa hoặc đun nấu quên tắt bếp khiến nồi bị cháy khiến cho ga vẫn bơm ra liên tục mà không được được tốt cháy có thể gây nguy hiểm cho bạn.

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng vô tình đặt một số vật dụng như giấy, giẻ, chai nhựa... gần bếp khiến cho trong quá trình sử dụng gió thổi trực tiếp vào bếp khiến cho lửa bắt vào cách vật dụng gây nguy cơ cháy nổ cao.

Vì thế, trong quá trình sử dụng cần để các vật dụng xa bếp, đặt bình ga cách bếp tối thiểu 1 – 1.5m. Trong quá trình sử dụng luôn chú ý tới bếp tránh tình trạng lửa bị tắt đột ngột hoặc bắt lửa sang các vật dụng khác gây nguy cơ cháy nổ.

Lắc bình ga

Hầu hết mọi người thường lắc bình ga để xác định lượng khí còn sót lại. Tuy nhiên, đây là một điều nguy hiểm, sự rung lắc quá mức của bình ga có thể gây ra một vụ nổ. Thay vào đó, mỗi gia đình nên sắm một bộ đo lường khí ga để biết những gì còn lại trong bình.

Ống cao su bị mục

Người dùng cần kiểm tra thường xuyên ống dẫn khí từ bình ga lên thiết bị bếp của gia đình, đặc biệt là gioang cao su ở khu vực tiếp nối giữa hai đầu của ống dẫn.

Do vật liệu đàn hồi này có thể bị oxy hóa theo thời gian dẫn đến khí có thể rò rỉ ra ngoài.

Đồng thời, đảm bảo cho ống dẫn tránh bị tắc nghẽn khí ga có thể gây áp lực lên chính nó dẫn đến rò rỉ.

Không biết cách xử lý tình huống bất ngờ xảy ra

Nếu ngửi thấy mùi ga trong nhà bếp, bạn cần khóa van ga ngay lập tức và mở tất cả các cánh cửa phía trên nằm đảm bảo khí ga được thoát ra ngoài, hạ nhiệt độ phòng. Và gọi điện ngay cho đơn vị cung cấp ga hoặc 114 để được hỗ trợ, tư vấn một cách tốt nhất.

Tuyệt đối đảm bảo không sinh ra tia lửa điện như bật các thiết bị điện, đánh lửa, nghe điện thoại... trong trường hợp này.

Lưu ý: Thường xuyên kiểm tra dây nối giữa bình ga và bếp ga, luôn lựa chọn bình ga chất lượng tốt, vệ sinh bếp ga sạch sẽ trong quá trình sử dụng cũng như luôn khóa bình ga ngay sau khi sử dụng.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng ga

Chọn bếp ga có chất lượng tốt, rõ nguồn gốc xuất xứ, nên sử dụng các loại bếp có các bộ phận an toàn như: Rơle an toàn khi tắt lửa, Rơle an toàn khi quá nhiệt…

Lắp đặt bếp ga ở nơi thông thoáng, nhưng tránh gió lùa trực tiếp, không đặt ở nơi ẩm ướt hoặc nơi có môi trường ăn mòn. Bếp đặt cách mặt tường các bên 15cm, các vật treo phía dưới tối thiểu 1,5m.

Bình ga phải đặt ở trạng thái thẳng đứng khi sử dụng. Nơi để bình phải thoáng khí, dễ thấy. Bình ga phải đặt cách xa nguồn nhiệt và nơi có thể phát sinh tia lửa (ổ cắm, công tắc, thiết bị điện…) tối thiểu 1,5m.

Ống dẫn ga giữa bình và bếp phải phải đảm bảo độ kín; sau khi lắp xong tốt nhất là nên kiểm tra độ kín bằng nước xà phòng, ống dẫn không nên để dài quá 2m, nên chọn các loại ống mà bên trong có lớp lõi thép bảo vệ.

Hạn chế việc dùng nồi có đáy quá lớn đun nấu trên bếp ga mini vì ngọn lửa sẽ trùm xuống bình ga rất nguy hiểm.

Không dùng bếp quá cũ vì rỉ sét và cặn thức ăn lưu lại trong quá trình đun nấu dễ gây tắc nghẽn ống dẫn ga, van, miệng phụt lửa…

Không nên dùng bình ga san, chiết lại (bếp mini) vì hiện nay các loại bình chứa khí nén ít được kiểm soát một cách đầy đủ, các cơ sở sản xuất lậu mua bình chứa khí trôi nổi kém chất lượng rồi bán cho người tiêu dùng.

Nên đặt bình thấp hơn bếp, không đặt bình úp hoặc nằm ngang. Sau 3 - 5 năm sử dụng nên thay ống, dây dẫn ga.

Không nên để ga trong tầng hầm, chỗ khuất, kín gió. Cảnh giác với các trò tiếp thị thiết bị ga trôi nổi, đồng thời thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng bếp ga, bình ga, van ga, ống dẫn ga… Khi đun nấu xong phải nhớ khóa van bình ga lại.

Cập nhật: 19/01/2025 Tổng Hợp
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video