Tại sao căng thẳng lại gây rụng tóc?

Ai cũng biết rằng tình trạng căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng rụng tóc, nhưng chính xác căng thẳng gây ảnh hưởng thế nào với tóc thì hầu như đến nay vẫn còn là một bí ẩn. Cho đến mới đây, một báo cáo được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu ở đại học Harvard đã làm cung cấp thêm manh mối cho vấn đề này.

Theo đó, các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng có một loại hormone căng thẳng trên cơ thể khiến các tế bào gốc trong nang tóc ở trạng thái nghỉ ngơi kéo dài. Nói cho dễ hiểu là tóc mới sẽ không thể hình thành và phát triển trong giai đoạn này, và thường chúng sẽ kéo dài lâu hơn bình thường.

Căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng rụng tóc.

Vòng đời của tóc trải qua 3 giai đoạn: tăng trưởng (anagen), ngừng phát triển (catagen) và nghỉ ngơi (telogen). Anagen là giai đoạn phát triển mạnh nhất của tóc, khi đó các tế bào trong nang tóc sẽ liên tục được kích thích sản xuất. Còn ở trạng thái Catagen chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn nhằm báo hiệu sự kết thúc của thời kỳ tăng trưởng. Lúc này, tóc vẫn tiếp tục tăng trưởng nhưng chậm hơn giải đoạn đầu. Cuối cùng là Telogen, tóc sẽ rụng đi và tóc mới sẽ mọc lên thay thế và bắt đầu một chu kỳ tuần hoàn.

“Trong giai đoạn nghỉ ngơi, các tế bào gốc sẽ ngừng hoạt động vì thế tóc dễ rụng hơn. Đến khi vào giai đoạn tăng trưởng, các tế báo này mới hoạt động trở lên để tái tạo tóc mới. Và khi chu kỳ này mất cân bằng bởi một yếu tốc tác động nào đó, các tế bào gốc sẽ dành nhiều thời gian ở trạng thái nghỉ ngơi, thế là tóc xuất hiện tình trạng rụng”. Mà căng thẳng chính là nguyên nhân lớn nhất đẩy số lượng lớn các nang tóc chuyển sang giai đoạn nghỉ ngơi, tóc không mọc mới và cũng sẽ rụng đi sau một thời gian. Đến khi bạn đột ngột phát hiện thì tóc đã rụng đi khá nhiều.

Các nhà nghiên cứu đã đặc biệt chú tâm vào tuyến thượng thận, nơi sản xuất loại hormone căng thẳng Cortisol ở loài chuột (Cortisol ở chuột được xem là tương đương với loại hormone căng thẳng cortisol ở người). Cụ thể, họ đã tiến hành phẫu thuật để loại bỏ tuyến thượng thận này ra khỏi những con chuột và nhận thấy rằng những con này có giai đoạn nghỉ ngơi ngắn hơn và thời gian ở kỳ tăng trưởng cao hơn so với những con bình thường. Và khi họ tiêm lại hormone Cortisol vào chuột, chu kỳ phát triển lông của chúng lại trở lại chậm như xưa.

Mặt khác, trong 9 tuần thử nghiệm, các nhà nghiên cứu cũng tiêm thêm hormone Cortisol cho những con chuột bình thường và phát hiện rằng nồng độ Cortisol cao làm giảm sự phát triển của lông, giai đoạn nghỉ ngơi cũng kéo dài hơn so với bình thường.


Hormone căng thẳng hoạt động dưới một nhóm tế bào biểu bì được gọi là tế bào nhú bì.

“Chúng tôi thật sự bất ngờ khi tiến hành loại bỏ hormone gây căng thẳng thì giai đoạn nghỉ ngơi của nang tóc cực kỳ ngắn và những con chuột này liên tục bước vào thời kỳ tăng trưởng để tạo ra lông mới dù cho tuổi tác đã già”. Các nhà nghiên cứu cũng đã cạo sạch lông một đàn chuột và chia ra phân nửa để thực hiện phẫu thuật bỏ hormone căng thẳng. Kết quả là. chỉ sau 19 ngày, bộ lông của những con chuột bị phẫu thuật đã mọc lại hoàn toàn, trong khi đó những con bình thường khác vẫn bị trụi lông.

“Chúng tôi phát hiện rằng hormone căng thẳng hoạt động dưới một nhóm tế bào biểu bì bên dưới nang tóc được gọi là tế bào nhú bì (dermal papilla). Đây là tế bào rất quan trọng để kích hoạt các tế bào gốc trong nang tóc, và hormone căng thẳng đã ngăn nhú bì tiết ra Gas6, một loại phân tử có khả năng kích hoạt các tế bào gốc trong nang tóc".

Mặc dù vẫn cần phải nghiên cứu thêm nhưng các nhà nghiên cứu hy vọng trong tương lai, phân tử Gas6 có thể được khai thác vì tiềm năng của nó trong việc kích thích các tế bào gốc hoạt động để thúc đẩy tóc phát triển.

Cập nhật: 09/04/2021 Theo Tinh tế
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video