Các nhà nghiên cứu thuộc Học viện Scripps Research ở San Diego, California (Mỹ) vừa phát hiện thấy yếu tố myoseverine - vốn là một phân tử - khi bị đảo ngược quá trình phân hóa tế bào sẽ nắm giữ vai trò cơ bản trong việc giúp loài thằn lằn tự tái tạo phần đuôi của chúng khi bị đứt rời ra vì lý do nào đó.
Theo đó, người ta cho rằng bình thường khi hình thành các cơ bắp trong bào thai, một số nguyên bào cơ sẽ phân chia thành các myocyte, là thành phần chủ yếu của các sợi cơ. Trường hợp thằn lằn bị đứt đuôi, phân tử myoseverine bắt đầu được tổng hợp.
Nó sẽ tác động vào một số yếu tố của sự tăng trưởng, phá hủy xương và làm đảo lộn quá trình phân hóa của tế bào. Những myocyte thoái lui để trở thành các nguyên bào cơ, phát triển dần và làm tái tạo chiếc đuôi thằn lằn. Cùng khi ấy, phân tử myoseverine đẩy mạnh sự tổng hợp nhiều protein có ích cho việc làm liền vệt sẹo nơi chiếc đuôi bị đứt.
(Ảnh: naturephotography)
NGUYỄN SINH