Tại sao lại cần ngủ?

Hầu hết mọi người cần ngủ đủ 8 tiếng. Một số người vẫn có thể tồn tại khi chỉ ngủ có 4 tiếng. Tuy nhiên, tất cả mọi người đều cần phải ngủ. Vậy tại sao chúng ta lại cần ngủ?

>>> Muốn ngủ ngon, hãy vào giường đúng 10 giờ tối

Theo BBC, qua nhiều thập kỉ nghiên cứu, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được căn nguyên tại sao chúng ta cần phải ngủ, nhưng vẫn có một số lí do khá thú vị. Lí do đầu tiên được đưa ra là tất cả đều cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn sau một giấc ngủ ngon. Con người cần ngủ để khỏe mạnh hơn, hoặc ít ra, để có thể cáng đáng công việc. Một vài ngày không ngủ, con người dễ rơi vào trạng thái hay quên, bị nhầm lẫn và ảo giác. Chúng ta cần giấc ngủ khi mệt mỏi, cũng như cần ăn khi đói. Đó là những nhu cầu thiết yếu của con người.


Trung bình, mỗi con người cần khoảng 7 giờ để ngủ mỗi ngày.

Một lí do khác được đưa ra trong những năm gần đây là giấc ngủ giúp chúng ta xử lí và củng cố những kí ức mới. Giấc ngủ “bảo dưỡng” cho bộ nhớ của chúng ta. Matthew Walker và một số đồng nghiệp của ông tại Đại học California đã tiến hành một thí nghiệm nhỏ. Ông chia hai nhóm đối tượng: một nhóm được yêu cầu thức trắng, một nhóm được ngủ đầy đủ và tiến hành kiểm tra bộ nhớ của họ trên một máy tính. Kết quả cho thấy, những người được ngủ có khả năng ghi nhớ tốt hơn. Điều này là một tin tốt cho những người thích ngủ trưa.

Các nhà khoa học cũng đưa ra ý kiến về giấc mơ. Họ cho rằng những cuộc phiêu lưu mà chúng ta có khi đang ngủ có thể là một kỉ niệm được ngẫu nhiên kích hoạt. Điều này có thể lí giải vì sao khi thiếu ngủ, chúng ta dễ có ảo giác. Nếu các giấc mơ không có “cơ hội” để sắp xếp lại kí ức của chúng ta trong giấc ngủ, nó sẽ “xâm nhập” vào cuộc sống, tạo ra các ảo giác.

Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa có một sự thống nhất cho việc tại sao chúng ta lại cần ngủ, nhưng một điều chắc chắn rằng, giấc ngủ tốt cho tâm trí và cơ thể của chúng ta. Số tiếng cần cho giấc ngủ ở mọi người là khác nhau, nhưng trung bình cần khoảng 7 giờ cho điều này - và những người ngủ ít thường phải đối diện với nhiều nguy cơ, ví dụ như bệnh tim và đoản thọ.

Theo Vietnamnet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video