Tại sao Liên Xô chưa từng đặt chân lên Mặt trăng?

Tên lửa N1 mang theo bao nhiêu hy vọng cũng như sự hụt hẫng của Liên Xô.

Vào ngày 3/7/1969, chỉ 17 ngày trước khi Neil Armstrong và Buzz Aldrin đi bộ trên Mặt trăng, Liên Xô đã thực hiện nỗ lực lần thứ hai bắn tên lửa Mặt trăng có tên là N1.

Không có một thông báo chính thức nào được đưa ra về sứ mệnh bí mật này, nhưng trong những lần bay qua khu vực thử nghiệm của Liên Xô ở Tyuratam, Kazakhstan, các vệ tinh do thám của Mỹ đã thoáng bắt gặp khung cảnh bị tàn phá hoàn toàn của một trong hai bệ phóng được cho là nơi đặt tên lửa đưa lên Mặt trăng.

Vào thời điểm đó, Liên Xô không biết được rằng hy vọng vươn tới Mặt trăng cũng tan theo mây khói của bệ phóng bị thiêu rụi vào năm 1969.

Không bao giờ có cơ hội


Phi hành gia vũ trụ Yuri Gagarin và Sergei Korolev. (Ảnh: Tass/GETTY IMAGES).

Câu chuyện về tên lửa N1 và chương trình Mặt trăng quy mô hơn của Liên Xô vẫn còn bị che đậy dưới lớp màn bí ẩn. Cho đến ngày nay, các nhà sử học vẫn không ngừng tranh luận về việc bằng cách nào và tại sao chương trình vũ trụ tiên phong của Liên Xô bỗng chốc bị tụt lại phía sau trong cuộc chạy đua lên Mặt trăng và họ đã bị tụt lại bao xa ở thời điểm Armstrong và Aldrin của Mỹ đặt chân đến "một thế giới khác".

Sự thật là không có một yếu tố nào thật sự hủy diệt chương trình Mặt trăng của Liên Xô. Việc Điện Kremlin đã ngủ quên trên "vòng nguyệt quế" sau khi giành chiến thắng trong cuộc chạy đua bay vào quỹ đạo Trái đất với vụ phóng Sputnik và nhà du hành Gagarin chắc chắn đã đóng một vai trò nào đó. Và những cuộc chiến ngầm trong nội bộ lãnh đạo chương trình không gian của Liên Xô - Sergei Korolev, Valentin Glushko và Vladimir Chelomei cũng là một phần yếu tố dẫn đến kết cục.

Ngay từ tháng 4/1961, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đã xem mục tiêu thám hiểm Mặt trăng là thứ gì đó mà Mỹ có khả năng đạt được trước Liên Xô, đơn giản vì ưu thế về kinh tế và công nghệ của quốc gia này.

Thêm vào đó là sự ủng hộ khá thờ ơ của quân đội Liên Xô đối với chương trình không gian dân sự, với phần lớn chương trình đã nắm giữ ngân quỹ của ngành công nghiệp tên lửa và rõ ràng là các kỹ sư Liên Xô chưa bao giờ có cơ hội đánh bại NASA trong cuộc viễn chinh đến Mặt trăng.


Hình minh họa cho các công trình và kỹ sư Liên Xô đóng góp vào cuộc đua vào không gian. (Ảnh: Culture Club/Getty Images).

Câu chuyện đang diễn ra

Ngay cả nửa thế kỷ sau nhiều sự kiện, chúng ta vẫn thấy các mảnh ghép về nỗ lực sâu rộng và nhiều chiều của Liên Xô nhằm đưa con người lên Mặt trăng.

Chỉ trong năm 2015, người kế nhiệm phòng thiết kế OKB-1, nơi phát triển nên tên lửa khổng lồ N1, đã công bố các chi tiết minh họa nên những khó khăn ngày càng tăng của chương trình thám hiểm Mặt trăng của Liên Xô, làm gợi nhắc đến con đường gian khổ dẫn đến sứ mệnh thiết kế cuối cùng trong dự án Apollo.

Các tài liệu từ tháng 4 năm 1963 cho thấy các kỹ sư Liên Xô mới hoàn thành các phân tích 26 kịch bản khác nhau cho chuyến thám hiểm Mặt trăng và chỉ có thể "chắt lọc" còn 4 mô hình khác nhau, vẫn cần thêm các nghiên cứu chi tiết hơn trước khi tiến đến phương án cuối cùng. Khi nhìn lại, thật kinh ngạc với sự chêch lệch giữa thực tế và phương án cuối cùng, bốn kịch bản cuối cùng đã được đưa ra với những hy vọng ít khả thi của kế hoạch với nhiều vụ thử tên lửa, các quy trình cập cảng chưa được thử nghiệm và tham vọng tiếp nhiên liệu trên quỹ đạo Trái đất.

Trong khi đó, vào giữa năm 1962, "cha đẻ" của dự án Apollo đã ủng hộ cho ý tưởng điểm hẹn trên quỹ đạo Mặt trăng là yếu tố chính của kịch bản chuyến bay và mô hình một lần phóng, nhờ đó dọn đường cho sự phát triển nhanh chóng của tên lửa Saturn V phục vụ các sứ mệnh Apollo.

Ngay cả ở giai đoạn mà mọi thứ vẫn còn trên giấy, khi mà Điện Kremlin không quá chú trọng các khoản đầu tư nghiêm túc về tiền bạc và vật chất, các kỹ sư Liên Xô đã đi sau Mỹ gần một năm và mọi thứ dần theo chiều hướng đi xuống cho họ.

Các tranh chấp khác nhau về việc sử dụng nhiên liệu đẩy và thiết kế tương lai của tên lửa cùng những bất đồng khác nhau về chiến lược trong ngành đã khiến chương trình Mặt trăng của Liên Xô trở nên phức tạp và bị trì hoãn. Chỉ đến năm 1964, các kỹ sư Liên Xô mới nhận được những bước đi chính trị cần thiết để tham gia vào cuộc đua lên Mặt trăng, nhưng lúc này mọi thứ đã quá muộn.

Trong bốn năm sau đó, vô số vấn đề kỹ thuật và những cuộc thử nghiệm bay sai sót đã nới rộng khoảng cách giữa Apollo và đối thủ đến từ Liên Xô.

Thời gian xây dựng


Hình minh họa tên lửa N1. (Ảnh: Society Picture Library/Getty Images).

Khi đến thời điểm sản xuất, Liên Xô còn gặp phải những bất lợi về địa lý. Ví dụ, bãi phóng ở Tyuratam nằm xa các cảng biển, có nghĩa là việc lắp ráp trong các giai đoạn tăng cường cho tên lửa sẽ phải chuyển đến vùng thảo nguyên khô cằn của Kazakhstan, cùng với một đội quân nhân công.

Cuối cùng, đòn kết liễu đối với những nỗ lực của Điện Kremlin là hệ thống đẩy chính của tên lửa N1. Ban đầu, có nhiều kế hoạch trạng bị cho N1 động cơ có lực đẩy lên tới 600 tấn, nhưng tình trạng thiếu máy móc và thời gian cần thiết đã buộc các nhà thiết kế phải giải quyết tình thế bằng một động cơ lực đẩy 150 tấn nhỏ hơn rất nhiều. Có nghĩa là tổng số 24 và khi được chứng tỏ là không đủ, 30 động cơ sẽ phải hoạt động thật chính xác để nâng "phương tiện khổng lồ" lên khỏi bệ phóng.

Việc xây dựng cơ sở thử nghiệm tĩnh lớn để các kỹ sư điều chỉnh cụm đa động cơ biến đổi trên mặt đất cũng bị bãi bỏ để tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Vì vậy, khi các động cơ mới hoàn toàn kết hợp lần đầu tiên, chúng được kỳ vọng phải hoạt động như trong chuyến bay thực sự.


Tàu đổ bộ Mặt trăng có người lái Lunik 1 được lên kế hoạch phục vụ chương trình Mặt trăng của Liên Xô nhưng không bao giờ được bay. (Ảnh: SVF2).

Thất bại và hy vọng

Trong lần phóng thử đầu tiên vào ngày 21/2/1969, tàu vũ trụ đã thất bại chỉ sau 1 phút 8 giây do lỗi hệ thống đẩy. Các nhà lãnh đạo của dự án thất vọng nhưng không nản lòng, sau tất cả không ai bị thiệt mạng, bệ phóng vẫn còn nguyên vẹn và tên lửa thực sự đã chứng minh khả năng bay của nó (ít nhất là lên đến độ cao 30km).

Thật vậy, nhiều cựu chiến binh Liên Xô tham gia dự án N1 đã chứng kiến những thất bại ngoạn mục của nhiều tên lửa trước đó đến nỗi có thể xem nó như là tiền đề để đạt đến những kết quả tốt hơn. Vì vậy, đội nghiên cứu Liên Xô đã quyết tâm tiến hành nỗ lực phóng tên lửa N1 thứ hai càng sớm càng tốt.

Tên lửa N1 thứ hai, được đặt tên là 5L, được đặt lên bệ phóng vào mùa hè năm 1969, sau khi Apollo 9 và Apollo 10 đã hoàn thành các nhiệm vụ tổng duyệt trước khi thực hiện nỗ lực đổ bộ lên Mặt trăng – một chiến thắng của người Mỹ đã hiển hiện nơi cuối chân trời. Khi tên lửa đẩy Saturn V phục vụ cho sứ mệnh Apollo 11 đang được kiểm tra ở Mũi Canaveral, thì N1 thứ hai cũng đã sẵn sàng "lên kệ".

Tên lửa N1 số 5L khởi hành trong màn đêm ngày 3/7 đến 4/7/1969.

Khi vươn lên đến độ cao khoảng 100m, chỉ 10.5 giây sau khi cất cánh, một số mảnh sáng đáng ngại đã rơi ra khỏi phần đuôi của nó. Tên lửa sau đó dường như đông cứng giữa không trung và bắt đầu nghiêng sang một bên. Ở đầu tên lửa, các động cơ thoát hiểm khẩn cấp khai hỏa và kéo theo khoang kín, mang theo phi hành đoàn hai người vào màn đêm tối. Với việc hệ thống điều khiển bay bị tê liệt do vụ nổ động cơ, tên lửa khổng lồ không thể tự chuyển hướng và rơi trở lại bệ phóng khi còn tích đầy nhiên liệu.

Vụ nổ lớn gần như quét sạch hoàn toàn một nửa tổ hợp hai bệ phóng, một dự án phải mất vài năm để hoàn thành. Một số mảnh vỡ dường như thuộc về tên lửa được tìm thấy cách đó 6 dặm và cửa sổ của nó được báo cáo "hạ cánh" nơi các tòa nhà cách đó gần 4 dặm.

Đóng cửa dự án

Thất bại trong lần phóng thứ hai đã "niêm phong" số phận của Liên Xô trong cuộc đua lên Mặt trăng và đặt ra câu hỏi liệu một phi hành gia Liên Xô sẽ bao giờ đi bộ trên Mặt trăng hay không. Trong vài năm tiếp theo, N1 đã thực hiện thêm hai lần phóng không thành công (mặc dù không bị hủy hoại kinh hoàng như trước) trước khi chính phủ Liên Xô quyết định "đóng cửa" chương trình vào tháng 6/1974.

Chương trình không gian của Liên Xô tiếp tục có những đóng góp to lớn vào sứ mệnh khám phá không gian của nhân loại, bao gồm cả tên lửa Soyuz nổi tiếng của họ, nhưng giấc mơ về một nhà du hành vũ trụ của Liên Xô đặt trăng lên Mặt trăng đã "chết" trên bệ phóng tại Kazakhstan vào mùa hè năm 1969.

Cập nhật: 15/11/2020 Theo vnreview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video