Ông Ouyang Ziyuan, trưởng nhóm các nhà khoa học dự án Thám hiểm mặt trăng đồng thời là Viện sỹ Viện Nghiên cứu Khoa học Trung Quốc cho biết kế hoạch của Trung Quốc sẽ đưa các nhà du hành vũ trụ lên mặt trăng vào năm 2017 sau khi phóng vệ tinh thám hiểm quỹ đạo mặt trăng Chang'e 1 năm 2007.
|
Vệ tinh thám hiểm mặt trăng Chang'e 1 đầu tiên của Trung Quốc sẽ được phóng lên mặt trăng năm 2007. |
Ông Ouyang Ziyuan, Trưởng nhóm các nhà khoa học của dự án Thám hiểm mặt trăng và đồng thời là Viện sỹ Viện Nghiên cứu Khoa học Trung Quốc cho biết Cơ quan hàng không vũ trụ NASA, Mỹ và châu Âu dự kiến sẽ đưa các nhà du hành vũ trụ lên nghiên cứu mặt trăng vào năm 2018 và 2023.
Trong khi đó, Trung Quốc sẽ không gia nhập với các nước nước này và đang tiến hành chuẩn bị các bước khởi đầu của dự án và dự kiến sẽ đưa các nhà du hành vũ trụ lên mặt trăng năm 2017.
Đồng thời, ông Ouyang Ziyuan cũng cho biết Trung Quốc sẽ phóng một vệ tinh thám hiểm quỹ đạo mặt trăng đầu tiên lên mặt trăng có tên Chang'e 1 năm 2007.
Khán giả có thể xem quá trình phóng vệ tinh trên T.V từ 10 - 20 phút, các số liệu thống kê ban đầu ngay lập tức sẽ được gửi về các cơ quan quan trọng trên toàn quốc.
Vệ tinh Chang'e 1 làm nhiệm vụ ghi những hình ảnh ba chiều của mặt trăng, phân tích đặc điểm tự nhiên trên bề mặt của mặt trăng, khám phá độ dày đất của mặt trăng và khám phá môi trường không gian giữa trái đất và mặt trăng.
Nhiệm vụ khám phá độ dày của đất là một mục tiêu sâu xa của Trung Quốc đồng thời đây cũng là mối quan tâm của các nhà khoa học nước ngoài.
Hiện dự án thám hiểm mặt trăng của Trung Quốc đang được các nhà khoa học tiến hành theo ba bước.
Bước thứ nhất, chuẩn bị các nhiệm vụ cho các nhà du hành vũ trụ thám hiểm, đặt chân và lập căn cứ. Bước thứ hai, Trung quốc đang nghiên cứu tìm mọi biện pháp cho các nàh du hành vũ trụ đặt chân an toàn lên mặt trăng, kiểm tra và thám hiểm. Bước cuối cùng, các số liệu kiểm tra, thám hiểm sẽ phụ vụ cho các nhà du hành vũ trụ lựa chọn vị trí lập căn cứ trên mặt trăng.
Ngọc Huyền