Tại sao những người nhảy dù có thể tử vong

Điều gì khiến việc nhảy dù nguy hiểm? Có thể ai cũng nghĩ đó là nguy cơ dù không mở. Tuy nhiên trong luận án bảo vệ của mình tại Đại học Umeå, Thụy Điển ngày 27 tháng 3, Anton Westman cho rằng sự thiếu kỹ năng kiểm soát cơ thể và dù trong không khí mới là yếu tố nguy hiểm hơn.

Cả skydiving (nhảy từ máy bay) và BASE jumping (nhảy từ những vật thể cố định), tính không ổn định khi rơi tự do là yếu tố nguy hiểm nhất. Nhảy từ máy bay vào trong gió mạnh giống như việc nhảy vào một dòng nước xiết, và rất có khả năng những người mới học sẽ mất kiểm soát và đổ nhào trong môi trường mới, có thể dẫn tới việc kích hoạt dù không ổn định khiến sợi dù quấn vào nhau và thậm chí dù bung chậm. Khi bạn nhảy từ gờ của một vách đá, gió không mạnh như vậy, nhưng điều này cũng có thề là một yếu tố nguy hiểm, vì trong vài giây đầu tiên bạn không có trợ giúp từ gió mạnh để kiểm soát và ổn định cơ thể. Giống như skydiving, rất có khả năng dù bung ra chậm hoặc thiếu ổn định. Một yếu tố nguy hiểm nữa của BASE jumping là cánh dù có thể mở ra theo hướng khiến bạn bị đẩy về phía vật thể mà bạn vừa nhảy khỏi.

Nguy cơ tử vong của skydiving ở Thụy Điển từ 1994 đến 2003 là khoảng 1 ca tử vong trên 100.000 lần nhảy. Tỷ lệ tử vong ở BASE jumping gấp 60-90 lần, do đó cần phải rất cẩn thận khi theo đuổi hoạt động này.

Người nhảy dù tại Đảo Losinj – Croatia. Điều gì là nguy hiểm nhất khi nhảy dù? (Ảnh: iStockphoto/Drazen Vukelic)

Cánh dù được hình thành theo những cách khác nhau cho từng loại nhảy dù khác nhau. Dù dùng trong BASE jumping được thiết kế cho việc hạ cánh ở tốc độ chậm trên những địa hình không bằng phẳng, trong khi đó dù dùng trong skydiving được thiết kế cho những lý do ngược lại, bay và hạ cánh ở tốc độ hơn 100 km trên giờ, giống như tàu lượn nhỏ được làm từ vải. Nhảy dù cần đến sự phán đoán và kỹ năng của người sử dụng. Luận án cho thấy nhiều chấn thương là kết quả của những “lỗi của phi công” khi nhảy. Ngoài việc tính toán thời điểm hạ cánh không chính xác, sự va chạm giữa các cánh dù cũng dẫn đến chấn thương và tử vong.

Những nguy cơ gây tử vong và không gây tử vong khác cũng được mô tả trong luận án, với những đề xuất cho từng loại. Những phần dễ bị chấn thương ba gồm chân, bàn chân, xương sông, và khớp vai. Những người mới học thường có nguy cơ cao hơn, nhưng những chấn thương nghiêm trọng nhất lại xảy ra đối với những người nhảy dù lão luyện. Một nghiên cứu phỏng vấn cũng đưa ra cách nhìn của những người nhảy dù đối với nguy cơ chấn thương và động cơ theo đuổi môn thể thao này của họ. Những lý do chính đó là giá trị tiêu khiển và cảm giác mạnh.

G2V Star (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video