Tại sao rèm tắm cứ bám dính vào người bạn?

Còn điều gì tuyệt vời hơn là được giải nhiệt bằng những tia nước mát trong phòng tắm vào những ngày nóng bức, trừ việc cái rèm phiền phức cứ bám dính lấy người bạn khi ra khỏi vòi sen. Tại sao điều này cứ luôn xảy đến?

Câu trả lời cho hiện tượng này thuộc về phạm trù vật lý.

"Vì một tấm rèm tuy lớn nhưng lại nhẹ, chúng sẽ tác động với khoảng chân không nhỏ được tạo ra trong phòng tắm", Ohle Claussen thuộc Viện Động lực và Tự tổ chức Max Planck giải thích. Sẽ có ít nhất hai tác động vật lý dẫn đến hiện tượng này xảy ra khi bạn tắm.

Chân không hút rèm vào buồng tắm

Bạn có thể dễ dàng tự tạo ra một khoảng chân không tương tự bằng cách lấy một mảnh giấy mỏng hoặc tờ hóa đơn và giữ nó ở mép môi dưới. Nếu bạn thổi mạnh, mảnh giấy sẽ không bị nhấn xuống mà ngược lại còn cong lên. Bạn có thể thấy hiện tượng này trong ảnh dưới.


Nếu bạn thổi mạnh, mảnh giấy sẽ không bị nhấn xuống mà ngược lại còn cong lên.

Những gì xảy ra trong thử nghiệm trên gọi là hiệu ứng Bernoulli, là một phần lý do giải thích tại sao máy bay có thể bay lên được. Nhà toán học Daniel Bernoulli miêu tả rằng trong một không gian mà tốc độ của chất lưu cao hơn môi trường xung quanh, thì đồng thời áp suất không khí ở đó sẽ luôn thấp hơn so với môi trường xung quanh.

Vì vậy, nếu bạn thổi mạnh miếng giấy, tốc độ không khí ở phía trên sẽ cao hơn mặt dưới của tờ giấy vì hầu hết không khí ở bên dưới chỉ di chuyển rất nhẹ. Điều này làm giảm áp lực của không khí phía trên mặt giấy, tạo ra một khoảng trống hút tờ giấy lên phía trên. Hiện tượng chiếc rèm tắm quá đổi "thân thiện" cũng bắt nguồn từ đây.

Không khí từ bên ngoài vào và giảm áp suất

"Khi không khí xâm nhập vào khu vực có tốc độ chất lưu cao hơn, nó phải tăng tốc để thích ứng với vận tốc này. Trong cơ học chất lưu, gia tốc như vậy được kết hợp với sự sụt giảm áp lực tạo thành động lực. Động năng bổ sung mà các hạt không khí nhận được là do áp suất không khí cao trong khu vực của chất lưu có tốc độ chậm, tác động lên các hạt không khí này khi chúng chạm đến vùng có chất lưu nhanh hơn", Claussen giải thích.

Vì vậy, áp suất và tốc độ luôn có liên quan đến nhau ở nơi có sự xuất hiện luồng không khí. Nơi có tốc độ cao nhất cũng luôn là nơi có áp suất thấp nhất. "Vì vậy nếu đầu vòi hoa sen của bạn phun nước ở tốc độ cao trong phòng tắm thì không khí trong đó sẽ được mang đi. Do đó, không khí từ bên ngoài phải luồn vào trong buồng tắm và tăng tốc, dẫn đến giảm áp suất", theo Claussen.

David Schmidt, một nhà khoa học từ Massachusetts, đã nhấn mạnh nguyên nhân thứ hai dẫn đến giảm áp suất, dựa vào máy tính mô phỏng chuyển động của các giọt nước. Nó cho thấy các giọt nước của vòi sen phun ra tạo ra một dòng xoáy, điều này cũng góp phần làm giảm áp suất trong không khí.


Rèm tắm sẽ tác động với khoảng chân không nhỏ được tạo ra trong phòng tắm, khiến chúng dính vào người chúng ta.

Vậy, làm thế nào để ngừng việc tắm rèm cứ bám dính vào người?

Hiệu ứng này cũng tuyệt vời như hiệu ứng Bernoulli, theo Claussen. Phát hiện này được thực hiện vào năm 2001, cho thấy dù chỉ một tác động nhỏ nhưng vì tấm rèm lớn nhưng nhẹ cũng có thể được tách khỏi bạn ngay cả khi chịu áp lực nhỏ nhất.

Không khí càng mang tấm rèm lại gần thân người thì hiệu ứng Bernoulli càng được tăng cường: Cùng một lượng không khí phải chảy qua một kẻ hở nhỏ hơn và do đó phải lưu thông thậm chí nhanh hơn trong khu vực nhỏ đó. Điều này làm giảm áp suất tại điểm tiếp cận cho đến khi va chạm xảy ra.

Vì vậy, bạn hãy thử gắn một số vật nặng vào dưới tấm rèm, luồn một dây chì vào đường viền của nó hoặc dính luôn tấm rèm vào bồn bằng nước!

Cập nhật: 29/10/2019 Theo vnreview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video