Tại sao trước khi bão đổ bộ thường xảy ra lốc xoáy nguy hiểm trên đất liền?

Lốc xoáy sinh ra từ các cơn bão nhiệt đới đặc biệt nguy hiểm vì chúng có xu hướng hình thành rất nhanh, đôi khi chỉ một hoặc hai phút và di chuyển với tốc độ trung bình khoảng 40-60km/h.

Vậy nguồn gốc hình thành lốc xoáy và dấu hiệu nhận biết của hiện tượng này là gì, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Nguồn gốc hình thành lốc xoáy

Lốc xoáy được hình thành từ một cơn giông lớn hay một cơn bão. Tại đây, luồng không khí nóng trong các đám mây dông bốc lên và luồng khí lạnh hơn đi xuống.

Các yếu tố này tạo điều kiện khiến các dòng không khí quay tròn bên trong đám mây (đặc biệt là các đám mây dông tích điện) tạo thành một cơn lốc xoáy.

Những cơn gió bên trong một số cơn lốc xoáy có thể đạt tốc độ hơn 300 km/h. Đôi khi, cột không khí xoáy nâng lên khỏi mặt đất sau đó lại chạm xuống một khoảng nào đó và hút mọi thứ dọc theo đường đi của nó.


 Hình ảnh minh họa quá trình hình thành một cơn lốc xoáy.

Đặc biệt, bão nhiệt đới sinh ra lốc xoáy vô cùng nguy hiểm. Trước khi các dải mưa bên ngoài của một cơn bão bão di chuyển vào bờ, lực ma sát từ đất liền làm cho gió cấp thấp chậm lại trong khi gió ngay trên mặt đất vẫn khá mạnh - đây được gọi là hiệu ứng cắt gió gây ra sự thay đổi xoay chiều theo tốc độ gió.

Khi xảy ra hiện tượng cắt gió, giông bão sẽ bắt đầu xoay vòng và có thể hình thành lốc xoáy rất mạnh.

Các nhà khoa học lưu ý, lốc xoáy vẫn có thể xảy ra ở đất liền ngay cả khi hoàn lưu bão đang ở biển hay khi các dải mưa bên ngoài cách xa tâm bão hàng trăm km.

Một cơn lốc xoáy mạnh có thể cuốn theo những vật thể to lớn như xe tải và thả chúng đi xa hàng km.


 Người dân và lực lượng chức năng đang hỗ trợ chủ tiệm vàng tại tỉnh Quảng Trị tìm lại tài sản sau cơn lốc xoáy (Ảnh: H.L).

Một số điều kiện nhất định như trong những cơn giông mạnh, đặc biệt là những cơn giông mang điện tích làm cho lốc xoáy có nhiều khả năng xảy ra hơn. Theo cách này, chúng ta có thể dự đoán được phần nào hiện tượng này sẽ xảy ra.

Tuy nhiên, một điều cần biết là cơn giông sẽ tạo ra khi nào, ở đâu và cường của chúng, thì sẽ phải cần đến vệ tinh theo dõi thời tiết hiện đại.

Bão nhiệt đới tạo ra vòi rồng nguy hiểm

Lốc xoáy trong các cơn bão nhiệt đới đặc biệt nguy hiểm, vì chúng có xu hướng hình thành rất nhanh - đôi khi chỉ trong một hoặc hai phút, tốc độ di chuyển lên đến 80-95 km/h.

Trong khu vực nhiệt đới, khi những cơn bão di chuyển theo hướng Đông Bắc, các khu vực phía Đông của hoàn lưu sẽ tiềm ẩn nhiều mối đe dọa về lốc xoáy.


 Một cơn lốc đang càn quét một trang trại ở Wynnewood, Oklahoma, Mỹ ngày 9/5/2016. (Ảnh: How Stuff Works)

Sự phát triển và di chuyển nhanh khiến những cơn lốc này khá khó theo dõi trên hệ thống radar, vì vậy bất cứ khi nào có bão nhiệt đới, chúng ta phải chuẩn bị cho các hiện tượng lốc xoáy.

Để có thể dự đoán được một cơn lốc xoáy xảy ra, phải nhờ đến các vệ tinh thời tiết hiện đại như Dòng GOES-R của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA).

Các vệ tinh này có thể theo dõi chuyển động của các đám mây nhanh hơn để xác định một cơn bão nghiêm trọng ngay khi nó phát triển.

Đồng thời, vệ tinh dòng này có thể cung cấp thông tin bên trong các đám mây có đủ các đặc điểm cho thấy sẽ hình thành một cơn bão nghiêm trọng hay lượng sét nó tạo ra.

Tất cả các phép đo này đều ảnh hưởng đến khả năng cơn bão tạo ra lốc xoáy giúp các nhà khoa học đưa ra những dự đoán.

Có thể thấy, chúng ta không thể ngăn chặn vòi rồng, nhưng càng có nhiều cảnh báo, mỗi người có thể bảo vệ tài sản tránh những thiệt hại về người và của.

Cập nhật: 28/09/2022 Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video