Chúng ta vẫn chưa biết được đâu là nguyên nhân tạo nên sự sống trên trái đất. Một số ý kiến cho rằng điện chính là yếu tố quan trong để sự sống xuất hiện, sinh sôi và phát triển như ngày nay.
Thí nghiệm mô phỏng điều kiện hình thành điện từ thuở sơ khai
Trong cơ thể động vật có vú cũng tồn tại dòng điện 1 chiều, ví dụ cơ thể người bình thường đo được là từ 10 tới 100 mV. Để thử nghiệm giả thiết "điện tạo ra sự sống", các nhà khoa học ở Viện nghiên cứu lực đẩy JPL của NASA đã làm thí nghiệm mô phỏng điều kiện hình thành điện từ thuở sơ khai.
Trước thời điểm sự sống hình thành, trái đất chỉ là một hành tinh nóng, chỉ có đất đá và nhiều chất vô cơ khác. Bằng cách nào đó, giữa những thứ vô cơ này hình thành sự sống đầu tiên. Các nhà khoa học đã thử tạo ra một trong những môi trường nguyên thủy mô phỏng lại điều kiện của trái đất lúc đó, để tìm hiểu "sự sống ở đâu chui ra?". Họ đã xây dựng một khu vườn hóa học, là bản sao thu nhỏ mô phỏng các điều kiện dưới đáy biển. Trong trường hợp này là một cái ống nghiệm để diễn tả lại tình trạng khói bốc lên từ các ống thủy nhiệt dưới lòng đại dương.
Ống thủy nhiệt này được tìm thấy dưới lòng Đại Tây Dương
Các nhà khoa học ghi nhận rằng chỉ cần một số hợp chất cơ bản gồm sunfua sắt và hydroxit sắt là đã đủ điều kiện để tạo ra điện. Trong những "khu vườn" được tạo ra trong thí nghiệm, 4 cái đủ năng lượng để thắp sáng 1 bóng đèn. "Những cái ống khói có thể đóng vai trò như dây điện trên đáy biển. Chúng tôi đang khai thác nguồn năng lượng giống như sự sống đầu tiên trên trái đất từng có." Laurie Barge, người chịu trách nhiệm dự án này cho biết.
Các nhà nghiên cứu tin rằng con người có thể tìm được sự sống ngoài trái đất, nhưng trước hết chúng ta phải hiểu được nguồn gốc của sự sống hình thành như thế nào, phát triển ra sao thì mới dễ dàng nghiên cứu hơn. Đó chính là lý do Barge và các cộng sự đang nghiên cứu cho dự án tìm nguồn gốc của sự sống trên trái đất này.
4 ống nghiệm khi nối với nhau tạo ra điện đủ thắp sáng được bóng đèn