Tái tạo người cổ đại

Từ việc phân lập được chuỗi ADN của người cổ đại Neanderthal, tái tạo được mạch máu của một giống khủng long, những người lạc quan cho rằng, cứ đà này, các nhà khoa học sẽ tái tạo được những sinh vật đã tuyệt chủng trong quá khứ.

Một trong những công trình khoa học được đánh giá cao trong năm 2006 là "Tái tạo ADN" của các nhà khoa học Đức. Nó được tạp chí khoa học nổi tiếng Science xếp hạng thứ hai trong những công trình quan trọng nhất năm.

Trong thập kỷ qua, các nhà khoa học Đức đã tiến hành phân lập chuỗi ADN của người cổ đại Neanderthal từ một chiếc hộp sọ có niên đại 40.000 năm tuổi. Thành công của công trình này đã góp phần giải đáp những thay đổi mang tính di truyền về con người hiện nay.

Như vậy, những bước nhảy vọt của công nghệ sinh học mở ra triển vọng không chỉ nghiên cứu về những chủng người trong quá khứ xa xôi mà có thể tái tạo hẳn những con người đó bằng xương bằng thịt.


Răng của người Neanderthal (Ảnh: osu.edu)

Trước đây, các nhà khoa học Mỹ cũng đã tái tạo được mạch máu của một giống khủng long sống cách thời đại chúng ta 68 triệu năm. Họ đã phân lập protein, so sánh trình tự sắp xếp protein nhằm tìm ra mối quan hệ của khủng long với các loài dã thú tiền sử khác và với các loài còn sống ngày nay.

Vào năm 2005, tạp chí khoa học Anh Nature công bố, một nhóm nghiên cứu của Anh đã phát minh ra kỹ thuật mới để lấy được ADN từ 200 g xương tại một nơi chôn voi ma mút, thuộc vùng đất băng vĩnh cửu Siberia. Kỹ thuật này được gọi là tác động chuỗi tổng hợp đa phân tử, có thể sao chép 46 đoạn mã liên tục giúp sắp xếp lại để tạo ra một hình ảnh chuỗi mitochrondria, phần cung cấp năng lượng trong ADN của loài vật.

Những người lạc quan cho rằng, cứ trên đà này, trong tương lai, các nhà khoa học sẽ tái tạo được những sinh vật đã tuyệt chủng trong quá khứ. Hãy tưởng tượng buổi lễ ra mắt của “cụ tổ” Neanderthal sống cách chúng ta 40.000 năm, cùng với một con voi ma mút sống cách chúng ta hơn 10.000 năm và một con khủng long sống cách chúng ta 68 triệu năm...

Nhưng giả sử điều đó là sự thật thì chúng ta, thế hệ hậu duệ, sẽ cư xử với “cụ tổ” của mình ra sao? Và làm thế nào để “cụ tổ” có thể thích nghi với xã hội hiện đại, hay chúng ta chỉ coi họ như một sản phẩm khoa học?

Còn với những con khủng long và voi ma mút, việc tái tạo chúng có vẻ hơi xa xỉ trong khi các tài nguyên thiên nhiên như rừng, động vật hoang dã trong sách đỏ đang trong tình trạng báo động vì hiện tượng xâm hại của con người. Tái tạo lại các sinh vật đã tuyệt chủng là niềm mơ ước của các nhà khoa học trong tương lai, nhưng theo các nhà môi trường học, điều cần làm hơn là bảo vệ thiên nhiên để không có thêm nhiều loài động thực vật bị tuyệt chủng.

Theo Vnexpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video