Tàn tích con người 10.000 năm trước tại Amazon

Những tàn tích của con người có niên đại 10.000 năm tuổi đã được tìm thấy ở Bolivia và trở thành địa điểm khảo cổ lâu đời nhất ở khu vực Amazon.


Ảnh: latino.foxnews.com

Các nhà khảo cổ học Thụy Sĩ đã phát hiện ra dấu vết di tích sau khi phân tích các đảo được tìm thấy trong rừng Amazon. Chỉ cần xem các mô đất, các nhà khoa học có thể chỉ ra lịch sử của khu vực và hoạt động của người cổ đại.

Trong nghiên cứu này, các tác giả đến từ Đại học Bern đã tìm thấy 3 đống vỏ sò còn sót lại của người dân trong thời kỳ trước Holocen, khoảng 10.400 năm trước đây. Mẫu đất từ 3 gò đất này đã tiết lộ quá trình hình thành của vỏ ốc, xương động vật và than. Phân tích carbon phóng xạ của các di vật cho thấy con người đã từng định cư tại các khu vực Bolivia Amazon trong thời kỳ trước Holocen, vỏ sò và các đồ tạo tác khác đã tạo thành gò trong khoảng thời gian 6.000 năm sau khi con người sử dụng.

Phát hiện này là một điều ngạc nhiên đối với các chuyên gia vì trước đây người ta nghĩ rằng các khu vực này hiếm khi được các cộng đồng dân cư lưu trú do điều kiện môi trường không tốt.

Trang Daily Mail dẫn lời Giáo sư Umberto Lombardo của Đại học Bern: "Chúng tôi đã phát hiện ra địa điểm khảo cổ lâu đời nhất ở miền tây và miền nam Amazon. Những địa điểm này cho phép chúng ta tái tạo sự tương tác giữa con người và môi trường 10.000 năm trước đây ở vùng Bolivia của khu vực Amazon".

Theo Thanh Niên
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video