Nấm đầu khỉ (Hericium erinaceus) |
Thành công này đã góp thêm một loài nấm ăn mới, ngon và quý vào thị trường thực phẩm VN. Đồng thời đây cũng là nguồn nguyên liệu để sản xuất một số loại dược phẩm phục vụ sức khoẻ nhân dân.
Nấm đầu khỉ (nấm hầu thủ) là loài nấm ôn đới, chỉ trồng được ở những vùng khí hậu mát mẻ. Nhiệt độ để nấm đầu khỉ ra quả thể là 16-20 độ C và nhiệt độ cao nhất có thể trồng được là 19-22 độ C.
Để tạo được dòng nấm thích nghi nhiệt đới, ThS Cổ Đức Trọng và Phan Thị Nhiễu đã phân lập mầm quả thể của nấm đầu khỉ trong điều kiện nuôi cấy thuần khiết, ở nhiệt độ cao (28-33 độ C).
Nấm đầu khỉ có tác dụng tốt trên bệnh Alzheimers, ngăn cản quá trình lão hoá và phục hồi các neuron thần kinh, tăng cường hệ miễn dịch và chống lại ung thư phối di căn. Polysaccharide chiết từ nấm có hiệu quả trên ung thư dạ dày, thực quản và ung thư da... Trong y học cổ truyền Trung Quốc, sử dụng nấm sấy khô và chiết bằng nước nóng giúp tăng sức tiêu hoá và làm cho cơ thể cường tráng. Ngoài ra, nấm đầu khỉ còn là một món ăn ngon. |
Cho tới nay, loại nấm này đã được trồng ở quy mô lớn trong điều kiện nhà trồng nấm bình thường. Nhà trồng nấm có lưới bao xung quanh, mái lợp tôn và không cần tác động về nhiệt độ từ con người.
Tính tới tháng 10/2005, công ty đã sản xuất được 6 nghìn tấn nấm tươi và đang bán dưới dạng sấy khô.
Theo ThS Trọng, quy trình trồng nấm tương đối đơn giản, có thể áp dụng cho mọi vùng sẵn có nguồn phế liệu nông nghiệp, chẳng hạn như mùn cưa, rơm rạ, bã mía... Ngoài ra, bã sau khi trồng nấm có thể được dùng để nuôi giun đất, cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi.
Với công trình này, nhóm nghiên cứu đã giành được Giải khuyến khích của Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 8 (2004-2005). Lễ trao giải diễn ra tối 10/01/2005 tại Hà Nội.
Minh Sơn