Tạo nhiều giống cây mới sản xuất đại trà ở phía Nam

Viện Cây ăn quả Miền Nam (SOFRI) đã chọn tạo được 11 giống cây trồng mới, chất lượng cao, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận và đưa vào sản xuất đại trà phục vụ Chương trình kinh tế trọng điểm các tỉnh phía Nam.

Các giống cây trồng chất lượng cao trên ra đời kịp thời đã góp phần nâng chất lượng giống cây trồng, đáp ứng nhu cầu sản xuất tại các vùng chuyên canh cây ăn quả đặc sản, chuyên canh màu hàng hóa tại các tỉnh phía Nam, giúp nông dân khai thác tốt tiềm năng đất đai để tổ chức sản xuất qui mô lớn, chủ động chuyển đổi cây trồng theo hướng đa dạng cơ cấu giống, mùa vụ... để làm giàu.

Lĩnh vực cây ăn quả nổi bật có các giống cam mật không hạt, giống thanh long ruột đỏ Long Định 1, giống thanh long ruột tím hồng Long Định 5, giống bưởi đường lá cam ít hạt Long Định 4, giống cam sành không hạt Long Định 6, giống dứa cayen Long Định 2. Cây rau màu có các giống dưa leo Long Định 7, giống Đậu bắp Long Định 8, giống ớt lai Long Định 3. Lĩnh vực hoa cây cảnh có giống hoa cúc vàng đột biến Long Định 9, hoa đồng tiền Long Định 10...

Theo đánh giá, những giống cây trồng mới mà Viện Cây ăn quả Miền Nam nghiên cứu, lai tạo thành công và đưa vào cơ cấu sản xuất đều có nhiều ưu điểm vượt trội về năng suất, sản lượng, chất lượng, được thị trường ưa chuộng. Đơn cử như giống ớt lai Long Định 3 có ưu điểm dễ trồng, ít sâu bệnh, phù hợp với thổ nhưỡng vùng Đồng bằng sông Cửu Long và năng suất cao. Bình quân năng suất 40-50 tấn/ha.

Những nông dân giỏi thâm canh đạt đến ngưỡng 60 tấn/ha. Giống thanh long ruột tím hồng Long Định 5 được lai tạo từ thanh long ruột đỏ với thanh long ruột trắng có những ưu điểm nổi trội: thịt chắc, màu đẹp, năng suất cao, có thể đạt đến 40 tấn/ha... Giống thanh long ruột đỏ Long Định 1 nhiều năm nay đang được trồng đại trà tại nhiều tỉnh: Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang, Long An...trở thành nguồn nông sản xuất khẩu mới có giá trị kinh tế cao.

Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng SOFRI cho biết, từ thành quả trên, Viện đẩy mạnh các chương trình lai tạo giống bằng công nghệ sinh học để cung ứng kịp thời những giống cây trồng mới, giúp nông dân các tỉnh phía Nam khắc phục những hạn chế về giống, luôn có thêm các giống tốt để sản xuất hiệu quả cao vừa tăng nguồn nông sản chất lượng hướng đến xuất khẩu.

Trước mắt, trong giai đoạn 2012-2020, Viện Cây ăn quả Miền Nam tiếp tục nghiên cứu chọn tạo thêm các giống quả chủ lực mới nhiều ưu điểm thuộc các chủng loại: cam, quít, bưởi, xoài, dứa, nhãn, chôm chôm, thanh long, sầu riêng, mít, đu đủ...

Theo Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video