Tàu thăm dò Ấn Độ vào quỹ đạo Mặt trời

Tàu thăm dò của Ấn Độ đã đi vào quỹ đạo Mặt trời sau hành trình kéo dài 4 tháng. Đây là thành công mới nhất trong tham vọng thám hiểm không gian của Ấn Độ, quốc gia đông dân nhất thế giới.


Tàu thăm dò Aditya-L1 tiến vào quỹ đạo Mặt trời vào ngày 6-1 - (Ảnh minh họa: INDIA TODAY).

Tàu thăm dò Mặt trời Aditya-L1 của Ấn Độ được phóng vào tháng 9-2023, mang theo một loạt thiết bị để đo và quan sát các lớp ngoài cùng của Mặt trời.

Trong thông báo ngày 6-1, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Ấn Độ Jitendra Singh cho biết tàu thăm dò đạt đến quỹ đạo đã định "để khám phá những bí ẩn về mối liên hệ giữa Mặt trời và Trái đất".

Aditya-L1 đã đến quỹ đạo xung quanh điểm Lagrange 1 (L1) trong không gian, cách Trái đất khoảng 1,5 triệu km, vào sáng 6-1.

Thời gian qua Mỹ và Cơ quan Vũ trụ châu Âu đã gửi nhiều tàu thăm dò tới trung tâm hệ mặt trời, bắt đầu là chương trình Tiên phong (Pioneer) của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vào những năm 1960.

Nhật Bản và Trung Quốc cũng đều triển khai các sứ mệnh quan sát Mặt trời. Tuy nhiên, Ấn Độ là quốc gia châu Á đầu tiên đưa tàu thăm dò vào quỹ đạo quanh Mặt trời, theo Hãng tin AFP.

Trong tuyên bố ngày 6-1, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ca ngợi đây là một "bước ngoặt" khác trong chương trình không gian của nước này.

"Đó là minh chứng cho sự cống hiến không ngừng nghỉ của các nhà khoa học của chúng tôi. Ấn Độ sẽ tiếp tục theo đuổi những giới hạn khoa học mới vì lợi ích của nhân loại", ông viết trên mạng xã hội.

Cập nhật: 08/01/2024 Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video