Tàu thăm dò của NASA tìm thấy muối hữu cơ trên sao Hỏa

Các nhà khoa học của NASA cho biết tàu thăm dò Curiosity của cơ quan này đã phát hiện ra bằng chứng về muối hữu cơ trên sao Hỏa, đây có thể là tàn tích của sự sống vi sinh vật cổ đại trên Hành tinh Đỏ.

Tàu thăm dò Curiosity của NASA đã phát hiện ra các chỉ số cho thấy có muối hữu cơ có trên sao Hỏa. Những tinh thể này có thể là tàn tích của các hợp chất hữu cơ, là dấu hiệu cho thấy sao Hỏa đã từng có sự sống của vi sinh vật. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là các hợp chất hữu cơ và muối cũng có thể được hình thành bởi các quá trình địa chất.


Muối hữu cơ trên sao Hỏa có thể là dấu hiệu của sự sống cổ đại.

Trên Trái đất, một số sinh vật có thể sử dụng muối hữu cơ để làm năng lượng. James MT Lewis, một nhà địa hóa hữu cơ và người đứng đầu cuộc nghiên cứu này, cho biết: "Nếu chúng tôi xác định rằng có muối hữu cơ ở một nơi bất kỳ trên sao Hỏa, chúng tôi sẽ có cuộc khảo sát thêm vùng đó, và lý tưởng nhất là khoan sâu hơn dưới bề mặt nơi chất hữu cơ có thể đã được bảo quản tốt hơn". Các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm trên Trái đất đã phân tích dữ liệu truyền về từ một phòng thí nghiệm hóa học di động của Curiosity tại sao Hỏa (SAM).

SAM làm nóng đất trên sao Hỏa đến khi các khí được giải phóng, điều này cho phép nó xác định thành phần của các mẫu đất. Bước tiếp theo sẽ là xem liệu các tinh thể  muối hữu cơ này đã được hình thành bởi các quá trình địa chất hay thông qua sự hình thành của sự sống cổ đại. Tuy nhiên, việc cố gắng phát hiện bằng chứng về sự sống của vi sinh vật đã tồn tại hàng tỷ năm trước là điều vô cùng khó khăn. Trong ba tỷ năm qua, nước trên sao Hỏa đã khô cạn và hành tinh này liên tục bị bắn phá bởi các tia Mặt trời. Với một bầu khí quyển rất yếu, bề mặt của hành tinh hầu như không được bảo vệ khỏi bức xạ, thứ có thể phá vỡ bất kỳ hợp chất nào. Ngoài ra, sự xói mòn tự nhiên do gió và thời tiết cũng có thể phá vỡ các tàn tích của vi sinh vật còn sót lại.


3 tỷ năm qua, nước trên sao Hỏa đã khô cạn và hành tinh này liên tục bị bắn phá bởi các tia Mặt trời.

Với bằng chứng hiện tại có vẻ đầy hứa hẹn, những người thám hiểm sao Hỏa trong tương lai sẽ phải đào sâu hơn nữa xuống lòng đất để xác định liệu sự sống trên sao Hỏa có từng tồn tại hay không. Tiến sĩ Lewis cho biết: "Chúng tôi đang cố gắng làm sáng tỏ hàng tỷ năm hóa học hữu cơ, và trong hồ sơ hữu cơ đó có thể có câu trả lời cuối cùng làm thỏa mãn tất cả mọi người: bằng chứng cho thấy đã từng có sự sống trên Hành tinh Đỏ. Khi đốt nóng các mẫu phẩm sao Hỏa, có nhiều tương tác có thể xảy ra giữa các khoáng chất và chất hữu cơ khiến việc đưa ra kết luận từ các thí nghiệm của chúng tôi trở nên khó khăn hơn, vì vậy công việc chúng tôi đang làm là cố gắng loại bỏ những tương tác một cách tối đa để các nhà khoa học trên sao Hỏa có thể sử dụng thông tin này".

Nhà thiên văn học của NASA, Goddard Jennifer L Eigenbrode, cho biết thêm: "Một vật chất hữu cơ được bảo tồn trong những tảng đá 3 tỷ năm tuổi được tìm thấy trên bề mặt, một dấu hiệu rất hứa hẹn rằng chúng ta có thể khai thác thêm thông tin từ các mẫu được bảo quản bên dưới bề mặt". Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) sẽ tiếp tục phóng tàu thăm dò vào năm tới và có thể đào sâu hai mét xuống dưới bề mặt. Các mẫu được chôn sâu hơn nữa trong lòng đất đương nhiên sẽ được bảo vệ tốt hơn khỏi các yếu tố ngoại cảnh.

Cập nhật: 27/05/2021 Theo Dân Việt
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video