Tàu vũ trụ chụp hình thiên thần trên sao Hỏa

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) chia sẻ ảnh chụp hình thiên thần ở Bán cầu nam của sao Hỏa kèm theo dấu vết của lốc bụi.


Hình thiên thần trên bề mặt sao Hỏa. (Ảnh: ESA).

Tương tự như ở Trái đất, lốc bụi trên sao Hỏa hình thành khi túi khí ấm bốc lên đột ngột xuyên qua cột khí lạnh, tạo ra luồng khí xoáy. Tuy nhiên, loại lốc bụi này có thể cao tới 10km. Vệt rãnh do một cơn lốc bụi để lại ở vùng tối thuộc góc trái bức ảnh. Theo ESA, hình thiên thần là kết quả của một vụ va chạm thiên thạch đâm sâu xuống lớp vỏ sao Hỏa, tạo thành miệng hố hé lộ những trầm tích cổ đại bên dưới. "Hào quang" xung quanh đầu thiên thần là vách dốc của miệng hố va chạm.

Những lớp trầm tích cổ xưa có màu đỏ sậm, tập trung ở phần thân cũng như cấu trúc hình trái tim ở dưới cánh phải của thiên thần. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết chắc thành phần cấu tạo của chúng. Trầm tích tối màu có ở khắp bề mặt sao Hỏa, có thể là kết quả từ hoạt động núi lửa và bị chôn vùi sâu bên dưới lớp vỏ hành tinh. Quá trình xói mòn, va chạm thiên thạch và gió xoáy dần dần đưa những vết sẹo đỏ bí ẩn đó lên bề mặt.

Bức ảnh được chụp bởi tàu vũ trụ Mars Express của ESA, quay quanh sao Hỏa từ năm 2004. Các cấu trúc gần cực nam của sao Hỏa chỉ có thể quan sát theo mùa. Thông thường, toàn bộ khu vực bị bao phủ bởi chỏm băng rộng 400km.

Cập nhật: 22/12/2020 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video