Tây Ban Nha là một trong số ít các nước dẫn đầu thế giới trong việc thúc đẩy năng lượng tái tạo.
Ngày 16/5 vừa qua, Tây Ban Nha công bố đã đạt được một mốc quan trọng mới. Đó là năng lượng sinh ra từ gió, mặt trời và nước có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng điện trên toàn quốc trong thời gian từ 10 giờ sáng đến 7 giờ tối.
Bức ảnh này cho thấy các tấm pin quang điện với phần nền phía xa là những cối xay gió ở thị trấn Milagro, Navarre, Tây Ban Nha. (Ảnh: ANDER GILLENEA/AFP/Getty Images).
Năng lượng tái tạo đã phát triển rất nhanh trong vài năm qua. Hiện nay nguồn năng lượng này chiếm khoảng 1/3 sản lượng điện trên toàn thế giới. Việc chuyển đổi sang sử dụng năng lượng xanh không chỉ giúp xử lý khủng hoảng khí hậu bằng cách giảm phát thải, mà còn mang lại lợi nhuận và giảm chi phí.
Báo chí Tây Ban Nha đưa tin rằng ở nước này, việc bổ sung các tấm pin mặt trời mang lại lợi ích kép: vừa làm tăng sản lượng điện hòa vào lưới vừa giảm nhu cầu sử dụng các nguồn năng lượng khác khi mặt trời lặn.
Mặc dù không phải tất cả các công ty dầu khí đều đang chuyển dần sang năng lượng xanh hơn, nhưng một số công ty nhận thấy những lợi nhuận ngày càng tăng lên từ việc chuyển đổi đó.
Trong 2 thập kỷ qua, Ørsted - một công ty Đan Mạch, đã dần dần chuyển đổi từ năng lượng đen sang năng lượng xanh và đến nay đã thu được lợi nhuận hàng tỷ đô-la Mỹ. Năm ngoái, công ty này thu về lãi ròng 2 tỷ đô-la, và họ sản xuất 90% năng lượng từ các nguồn tái tạo.
Cho dù những tiến bộ trong lĩnh vực năng lượng xanh đang ngày càng được mở rộng, mà Tây Ban Nha là một ví dụ tích cực, thì chúng ta vẫn chưa loại bỏ được triệt để nhu cầu sử dụng dầu và khí, nhưng đó cũng là một cách để giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch và phát thải carbon.