Các nhà khoa học Mỹ cho rằng, những biến đổi nguy hiểm trong các tế bào ung thư tạo điều kiện cho chúng lây lan khắp cơ thể người có thể do các tế bào gốc của chính cơ thể đó gây ra.
Một nhóm nghiên cứu thuộc Viện Whitehead cho biết, khi họ “trộn” các khối u ung thư vú ở người với các tế bào gốc của người này, rồi đưa vào cơ thể chuột, thì khối u ung thư này có khả năng lây lan tới phổi lớn gấp bảy lần so với khả năng lây lan bình thường của nó trên cơ thể người.
Tế bào ung thư vú. (Ảnh: ND) |
Nhóm nghiên cứu cho rằng, điều này không chỉ khiến các gene chủ chốt đó trở nên khó phát hiện, mà còn có nghĩa là có thể ngăn chặn hoặc đảo ngược được những biến đổi nguy hiểm trong các tế bào ung thư, khiến cho khối ung thư không di căn và do vậy dễ dàng được điều trị hơn nhiều, nguy cơ tử vong của bệnh nhân cũng sẽ giảm mạnh.
Các tế bào gốc mô giữa được phát hiện trong tủy, và là “một tế bào chủ đạo” được cơ thể sử dụng để giúp sản sinh ra xương, mỡ, sụn và cơ mới.
Các nhà khoa học nghi rằng, những tế bào gốc là một nguyên nhân gây lây lan ung thư sau khi họ phát hiện chúng sẵn có khả năng di chuyển với số lượng lớn tới những nơi có khối u. Họ cho rằng, qua việc hiểu được một khối u bỗng nhiên thay đổi như thế nào và nguyên nhân của thay đổi đó, có thể tìm ra một phương thức điều trị giúp ngăn chặn sự thay đổi này, và giữ cho khối u ung thư này cố định, không lây lan.
Tiến sĩ Kat Arney thuộc Viện nghiên cứu ung thư của Anh, nói: Kết quả nghiên cứu này cho thấy các tế bào gốc mô giữa có thể góp phần khiến ung thư vú lây lan. Tuy nhiên, do mới chỉ tiến hành nghiên cứu trên chuột, nên chưa thể biết chính xác liệu mọi việc có diễn ra hoàn toàn đúng như vậy trên cơ thể người hay không.