Tế bào miễn dịch được cho là vô dụng thực ra là vũ khí chống lại HIV

Lâu nay, một lớp tế bào miễn dịch tự phản ứng được khoa học xem là vô dụng, thậm chí là nguy hiểm cho sức khỏe của con người, hóa ra có thể trở thành một loại vũ khí bí mật. Chúng nằm chờ trong cơ thể chúng ta để chống lại những căn bệnh nhiễm trùng nguy hiểm.

Khi thí nghiệm trên chuột, các nhà nghiên cứu ở Úc đã phát hiện ra những tế bào lympho gọi là tế bào B “im lặng” và chúng dường như không hoạt động. Điều kì lạ là khi những tế bào này được kích hoạt, chúng có thể gây hại cho cơ thể chúng ta trong điều kiện tự miễn dịch, nhưng ngược lại chúng cũng có khả năng tấn công các vi khuẩn có hại cho hệ miễn dịch của cơ thể người.

“Câu hỏi quan trọng được đặt ra là tại sao những tế bào lympho lại ở đây và tồn tại với số lượng cực kì lớn? Tại sao cơ thể của chúng ta lại giữ lại những tế bào đó, trong khi những kháng thể tự gắn kết này là một mối đe dọa thật sự cho sức khỏe con người? Tại sao cơ thể không phá hủy chúng hoàn toàn – giống như điều chúng ta đã nghĩ trước đây?” - Chris Goodnow, nhà nghiên cứu miễn dịch di truyền học ở Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan nói.

Nhưng dường như bây giờ chúng ta đã có câu trả lời cho vấn đề này. Và chính Goodnow là người tìm ra nó, cách đây 30 năm ông cũng chính là một trong những người đã phát hiện ra những tế bào B im lặng tự phản ứng này. Ông nói rằng cơ chế di truyền khiến cho các tế bào sản xuất ra kháng thể để tấn công mô trong chính cơ thể của nó, nhưng chúng ta có thể điều chỉnh các tế bào để chúng quay sang “chiến đấu” với các nhân tố có hại bên ngoài gây ra các bệnh nhiễm trùng.


Tế bào B “im lặng” là một vũ khí bí mật. (Ảnh: Ralwel).

Điều thú vị ở đây là khi điều chỉnh những tế bào B im lặng chúng ta sẽ tạo ra được một loại miễn dịch hoàn toàn mới mà nhân loại chưa từng biết đến. Phát hiện này có thể mở đường cho việc chế tạo vắc-xin để chống lại các bệnh nhiễm trùng như HIV và Campylobacter (chứng bệnh do vi trùng Campylobacter gây ra khiến ruột bị nhiễm trùng). Những bệnh này khó chữa tại vì chúng khéo léo ẩn khỏi hệ miễn dịch của chúng ta bằng cách giả dạng giống y như vật liệu sinh học trong cơ thể con người.

“Phát hiện sẽ thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của mọi người về cách hệ thống miễn dịch hoạt động. Nó cũng sẽ giải quyết được vấn đề nan giản bấy lâu nay: phân biệt được đâu là các tế bào trong cơ thể, đâu là những “kẻ xâm lược”. Việc bạn có thể biến một kháng thể xấu trở thành một kháng thể tốt dường như chưa hề tồn tại trong ý niệm của bất cứ ai”, nhà nghiên cứu Goodnow phát biểu trên tờ The Australian Financial Review.

Cho đến nay hiệu quả của nghiên cứu mới đã được chứng minh bằng các thí nghiệm trên chuột. Thí nghiệm cho thấy các đột biến DNA của gene kháng thể nằm ở các trung tâm mầm là nơi tế bào B được kích hoạt trong suốt phản ứng miễn dịch. Các nhà khoa học đã tái lập trình các kháng thể tự phản ứng này, khiến chúng ngừng gắn với các mô chuột và tăng khả năng ràng buộc của chúng đối với những “kẻ xâm lược” bên ngoài, mức độ của sự gắn kết này lên tới 5.000 lần.


Có thể chế tạo vắc-xin chống HIV từ tế bào B im lặng. (Ảnh: Vtv.vn).

“Trước đây chúng tôi đã chỉ ra rằng những tế bào im lặng này có một mục đích quan trọng. Dù khiến hệ thống miễn dịch của chúng ta bị “cột lại” một chùm, nhưng cũng chính nhờ điều này mà các tế bào lympho có thể trở thành “con sói trong bầy cừu” tiêu diệt những nhân tố lạ xâm nhập vào từ bên ngoài - điều mà hệ miễn dịch của chúng ta không thể làm gì được”, ông Deborah Burnett - tác giả đầu tiên của nghiên cứu cho biết.

Với việc biết được một quá trình “siêu phàm” như thế này có thể diễn ra trong trung tâm mầm, các nhà nghiên cứu hy vọng một ngày nào đó sẽ tìm ra các phương pháp điều trị mới để chữa các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm của con người. Lúc đó những căn bệnh như HIV có khả năng tránh né phản ứng miễn dịch của cơ thể chúng ta sẽ không còn lộng hành được nữa.

“Việc các tế bào tự phản ứng có thể góp phần giúp đỡ hệ thống miễn dịch thông qua trung tâm mầm có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chống lại các tác nhân gây bệnh tự ẩn mình trong kháng nguyên chủ để tránh miễn dịch. HIV-1 là một tác nhân gây bệnh như vậy”, Ervin E. Kara và Michel C. Nussenzweig - hai nhà nghiên cứu miễn dịch thuộc Đại học Rockefeller nói.

Đây là một bước ngoặt đáng chú ý để “minh oan” cho những tế bào miễn dịch trước đây được xem là nhân tố gây nguy hiểm cho cơ thể người. Nghiên cứu mới cũng cho thấy điều kì diệu của hệ thống miễn dịch khi mà chúng có thể biến những cơ chế có hại trở thành những vũ khí cực kì hữu ích. “Chúng ta biết rằng mỗi tế bào miễn dịch đều có giá trị khi chúng có thể chống lại các vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài. Và hệ miễn dịch của chúng ta cũng biết điều đó! Chúng tái chế, bảo tồn và sử dụng những “trái táo xấu” vào mục đích tốt thay vì ném chúng đi", nhà khoa học Goodnow nói.

Nghiên cứu đã được công bố trên tờ Science.

Cập nhật: 26/04/2018 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video