Tê giác Sumatra cực hiếm sinh con ở Indonesia

Hãng Reuters ngày 2/10 đưa tin tê giác Sumatra (Dicerorhinus sumatrensis) quý hiếm vừa sinh con tại một khu bảo tồn ở Indonesia, thuộc loài nhỏ và nhiều lông nhất trong số 5 loài tê giác trên thế giới.


Tê giác con chào đời hôm 30/9 và đứng suốt 45 phút trong ngày đầu tiên. (Ảnh: AFP).

"Cô bé" tê giác con chưa được đặt tên chào đời hôm 30/9, nặng khoảng 27 kg, tại Khu bảo tồn tê giác SumatraCông viên Quốc gia Way Kambas (tỉnh Lampung).

Được bao phủ bởi lớp lông đen, tê giác con đã đứng lên được khoảng 45 phút sau khi sinh. Vào ngày hôm sau, "cô bé" bắt đầu đi loanh quanh trong rừng, theo Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia.


Tê giác con vừa chào đời là một con cái. (Ảnh: AFP).


Ước tính chỉ còn khoảng 80 con tê giác Sumatra trên thế giới. (Ảnh: AFP).

Tê giác mẹ tên Ratu được 22 năm tuổi và đang trong tình trạng khỏe mạnh. Ratu là "cư dân bản địa" tại Lampung, trong khi tê giác đực phối giống tên Andalas 23 tuổi, chào đời tại vườn thú Cincinnati (Mỹ) nhưng sau đó được chuyển đến công viên quốc gia ở Indonesia.

Cặp đôi này trước đó đã sinh 2 tê giác con là Delilah vào năm 2016 và Andatu vào năm 2021. "Đây là tin vui không chỉ đối với Indonesia mà cho cả thế giới", theo Bộ trưởng Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia Siti Nurbaya.

Theo ước tính của chính phủ Indonesia vào năm 2019, chỉ còn khoảng 80 con tê giác Sumatra trên thế giới. Loài động vật hữu nhũ này là loài tê giác duy nhất ở châu Á có 2 sừng và có thể cao đến 1,5m, nặng từ 500-960kg.

Cập nhật: 05/10/2023 Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video