Thạch tín có thể gây tử vong sau 20 năm sau

Hậu quả của việc tiếp xúc với thạch tín có thể xuất hiện sau nhiều năm. Các nhà nghiên cứu Chile khẳng định rằng nguy cơ ung thư phổi, bàng quang có thể xuất hiện 10 đến 20 năm sau sau khi uống nhiều nước nhiễm thạch tín.

Bàn tay của người bị nhiễm thạch tín (Ảnh: HTV)

Năm 1980, Trung tâm Nghiên cứu Ung thư quốc tế(IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới đặt tại Lyon đã công bố chất này là tác nhân gây ung thư. Dù có nguồn gốc từ bất cứ nơi nào, thạch tín gây chết người.

Từ năm 1998 đến năm 2000, nó đã gây trên 250.000 ca tử vong tại Bangladesh. Tại Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ, nhiều ca nhiễm độc thạch tín đã được ghi nhận.

Giáo sư Guillermo Marshall và các cộng sự thuộc Trường Đại học Santiago (Chile), đã phân tích tỉ lệ tử vong do ung thư tại hai khu vực của nước này từ năm 1950 đến năm 2000. Ở khu vực thứ nhất, nước uống có tỉ lệ arsenic cao, còn ở khu vực kia, nguồn nước không bị ô nhiễm.

Các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng, số ca tử vong do ung thư bàng quang và ung thư phổi đã bắt đầu tăng 10 năm sau khi các cư dân tiếp xúc với thạch tín và tăng cao hơn sau 20 năm. Ở khi vực ô nhiễm, tỉ lệ tử vong do ung thư cao gấp 3 lần so với khu vực không ô nhiễm.

V.S

Theo Santé, Đài TH Tp. Hồ Chí Minh
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video