Thai nhi cũng dính mạt

Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện ra con mạt gây dị ứng trong máu dây rốn của trẻ sơ sinh. Điều này chứng tỏ nếu mẹ bị nhiễm mạt thì thai nhi cũng khó tránh tiếp xúc với sinh vật này.

Con mạt

Sớm tiếp xúc với con mạt gây dị ứng sẽ rất dễ bị hen suyễn, tiến sĩ Abdul Bahrainwala, Đại học Wayne State (Mỹ), khẳng định. Con mạt thường sống trong giường đệm và các bề mặt bông sợi như thảm, quần áo...

Bahrainwala và cộng sự đã đo lượng mạt gây dị ứng có tên là Der p 1 trên 98 bà mẹ và trẻ sơ sinh. Kết quả cho thấy 27 bà mẹ bị dính Der p 1, và 12 trẻ sơ sinh có dị ứng nguyên này trong máu dây rốn. Qua phân tích dữ liệu, người ta nhận thấy có mối liên hệ mật thiết giữa tình trạng nhiễm mạt của mẹ và thai nhi, trong đó lượng mạt ở con chiếm khoảng 1/3 của mẹ.

Nhóm nghiên cứu sẽ tìm hiểu cơ chế truyền mạt từ mẹ sang con trong thời gian tới, song kết quả ban đầu cho thấy để ngăn ngừa triệt để căn bệnh hen suyễn, ngoài việc bản thân trẻ phải tránh tiếp xúc với các dị ứng nguyên ngay từ khi còn nhỏ, người mẹ cũng cần hạn chế hít mạt trong thời kỳ mang thai.

Mỹ Linh

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video