Thái Sơn đặc biệt nổi tiếng về độ dày phù sa được bồi đắp ở các đồng bằng xung quanh. Sương mù và mây ôm lấy những đỉnh núi âm u thần bí, cũng góp phần tạo nên tiếng tăm của nó. Thế kỷ sau nối tiếp thế kỷ trước, vô số các Hoàng đế, các nhà quý tộc, và những người sùng đạo đã dựng lên rất nhiều đền thờ, những tượng Thánh cũng được định vị và những nghi thức tế lễ trời đất đã được tổ chức tại nơi đây. Một số lớn các nhà văn, các họa sĩ bị phong cách ở đây hớp mất hồn và đã để lại những bài thơ, những câu đề tặng trên đá và chúng đã trở thành những di sản vô giá cho thế hệ sau.
Tượng thần, đền thờ được đặt trên núi Thái Sơn
Thái Sơn là một hình tượng của truyền thống văn hóa cổ đại Trung Quốc thu nhỏ. Năm 1987 Thái Sơn được Unesco công nhận là một di sản thiên nhiên thế giới. Ông Lucas, người bảo vệ những danh lam thắng cảnh nổi tiếng thế giới đã hết sức thán phục cảnh sắc thiên nhiên, lịch sử, di tích văn hóa của Thái Sơn. Sau khi được công nhận là một danh lam thắng cảnh có giá trị của thế giới, năm 1991, một lần nữa nó được ngành du lịch Trung Quốc chọn là một trong bốn điểm du lịch hấp dẫn nhất của Trung Quốc.
Thật khó có thể cảm nhận được vẻ đẹp và sự hùng vĩ của Thái Sơn nếu như không leo lên đỉnh. Giống như một cái thang lên trời với 6.600 bậc đá. Theo các nhà địa chất thì Thái Sơn bắt đầu xuất hiện trong khoảng từ 2,45 tỷ năm đến 2,5 tỷ năm trước đây. Càng lên cao theo những bậc thang đá, điều đầu tiền làm kinh ngạc là sự hùng vĩ, và những tảng đá có hình thù kỳ lạ: giống như hình cái đầu, cái cột. Nhiều tảng đá xếp lại thành hình bông sen đang nở rộ hoặc hình con vật trong tư thế rất sinh động. Đá phát ra những màu xanh, đỏ, vàng, trắng trông thật vui mắt. Xen giữa những khối đá kỳ lạ là một số lớn các cây đại thụ. Theo sử sách, nơi đây có hơn 10.000 cây đã sống hơn một thế kỷ và ít nhất 3.300 cây có tuổi từ 330 đến 1.000 năm hoặc hơn thế.
Bất chấp những đỉnh cao chót vót, núi vẫn mở những con suối tinh khiết. Những thác nước đột nhiên đổ xuống từ trên cao khiến cho bất kỳ ai đến tham quan cũng phải sững sờ.
Truyền thuyết kể rằng: Khi Triệu Hồng (968 - 1022) - Hoàng đế của triều đại nhà Tống, tới Thái Sơn để dự buổi lễ tế Thần, vì quá đắm say với trăng, nước mùa xuân mà đến nỗi đã ra lệnh dựng lều thẳng đứng trên đá để nghỉ qua đêm.
Đứng trên đỉnh núi của ngọn Ngọc Đế (đỉnh cao nhất ở Thái Sơn) sẽ thấy núi cuộn tròn dưới chân. Vào những ngày đẹp trời có dải vàng lấp lánh của sông Hoàng Hà, biển sương mù, những đám mây bồng bềnh và bình minh cộng với sự lộng lẫy của trời Thái Sơn như báo trước một điềm may mắn.