Thằn lằn quỷ gai hút nước từ cát sa mạc

Thằn lằn quỷ gai sử dụng làn da như một ống hút nước, giúp chúng sống sót trên sa mạc khô cằn ở Australia.

Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Experimental Biology, các nhà khoa học tại Đại học Western Australia (UWA) chỉ ra một trong những cách chính để thằn lằn quỷ gai uống nước là vùi cơ thể trong cát ẩm, sau đó hút nước ra khỏi cát.

Thằn lằn quỷ gai, tên khoa học Moloch horridus, là loài động vật sống trên những sa mạc khô cằn và đồng bằng cát tại vùng trung tâm và phía tây Australia, theo ABC News.


Thằn lằn quỷ gai thích nghi với điều kiện sống khô cằn trên các sa mạc ở Australia. (Ảnh: Flickr).

Philip Withers, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết làn da khác thường là yếu tố rất quan trọng cho sự sinh tồn của thằn lằn quỷ gai trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt trên sa mạc. "Hệ thống da đặc biệt của chúng đã tiến hóa và thực sự khá kỳ lạ", Withers nói.

Các ống mao quản trên da thằn lằn quỷ gai giúp thu gom nước từ hơi ẩm trong cát, sau đó đẩy về phía miệng. Dù giới khoa học đã biết về cơ chế này từ lâu, họ không dám chắc con vật có khả năng làm đầy các ống mao quản và uống nước bằng cách đứng trên cát ẩm hay không.

Để tìm hiểu kỹ hơn, nhóm nghiên cứu phân tích lượng nước mà 6 con thằn lằn quỷ gai có thể uống trong các tình huống khác nhau. Kết quả cho thấy, tất cả 6 con vật mở và khép miệng để uống nước chỉ sau 10 giây, ngay khi chúng được đặt trong một vũng nước. Nhưng nếu đặt chúng trên cát ướt, 59% các ống mao quản đầy lên và những con thằn lằn không uống nước.

"Thằn lằn quỷ gai chắc chắn có thể hút và uống nước khi đứng trên một vũng nước. Nhưng chúng không có khả năng uống nước nếu chỉ đứng trên cát ẩm do không thể làm đầy các ống mao quản. Do đó, chúng cần vùi cơ thể xuống cát để làm tăng tối đa diện tích tiếp xúc giữa da với cát, cũng như dựa vào trọng lực trong lúc uống nước", Withers nói.


Thằn lằn quỷ gai có những chiếc gai sắc nhọn bao phủ khắp cơ thể.

Thằn lằn Quỷ gai có điểm độc đáo đó là một lớp gai lớn nhọn trên lưng giúp tự vệ khi cần thiết. Với những chiếc gai sắc nhọn bao phủ khắp cơ thể, thằn lằn Quỷ gai hay còn gọi là Rồng gai giống như khủng long thời tiền sử, sống tại sa mạc ở Australia khiến mọi kẻ săn mồi phải tránh xa.

Những con thằn lằn này có màu sắc ngụy trang của màu nâu sa mạc và màu rám nắng thay đổi từ nhạt sang tối tùy theo thời tiết. Lớp gai trên lưng còn có tác dụng hấp thụ nước.

Một đặc điểm độc đáo của loài này là cái "đầu giả" ở phía trên cổ, mà chúng sử dụng để đánh lạc hướng kẻ săn mồi khi cảm thấy đe dọa. Khi cảm thấy đe dọa, chúng đưa đầu giả ra trước, tạo ra một hình ảnh đe dọa để đánh lừa kẻ săn mồi.

Những con cái trưởng thành thường có kích thước lớn hơn các con đực. Thông thường con cái có kích thước dài khoảng 80-110cm và con đực sẽ dài không quá 95cm. Chúng có thể sinh sản từ năm thứ 3 trở đi và khi sinh sản chúng thường đào hang để đẻ trứng quá trình này sẽ thường diễn ra vào tháng 10, 11, 12 trong năm.

Thằn lằn Quỷ gai chủ yếu ăn kiến và có thể ăn hàng ngàn con kiến mỗi ngày. Khi trời lạnh hơn vào sáng sớm và buổi tối, da của chúng màu sẫm để hấp thụ nhiều bức xạ mặt trời. Nhưng vào thời điểm trưa và chiều, khi trời nóng hơn thì da của chúng có màu sáng để chống lại cái nắng.

Ngoài ra, mắt của thằn lằn Quỷ gai có thể phun ra dòng máu lên tới 1,5m có độ chính xác rất cao. Mỗi lần phun máu, thằn lằn Quỷ gai mất đi 1/3 lượng máu vốn có.

Cập nhật: 02/11/2024 Theo VnExpress/ANTĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video