Tháo giàn khoan 24.000 tấn trong vài giây

Hãng năng lượng Shell, Hà Lan công bố đã tìm ra được giải pháp tháo dỡ phần nổi của giàn khoan Brent Delta nặng 24.000 tấn bằng phương pháp nâng một lần chỉ trong vài giây.

Kinh ngạc giàn khoan 24.000 tấn được tháo trong vài giây

Brent Delta là công trình trong hệ thống 4 giàn khoan Bravo, Alpha, Delta, Charlie thuộc mỏ dầu Brent trên biển Bắc, Đại Tây Dương. Giàn khoan này đã hoạt động 35 năm. Năm 1982, mỗi ngày giàn khoan cung cấp hơn nửa triệu thùng dầu, tổng sản lượng năm đáp ứng đủ nhu cầu cho một nửa số hộ gia đình ở Anh.


Giàn khoan Delta ngoài khơi biển Bắc. (Ảnh: Shell)

Đến nay, mỏ dầu Brent đã trở nên già cỗi vì vậy Shell có ý định tháo dỡ và chế thiết lại công trình. Nhưng đây không phải là việc đơn giản do cấu trúc đồ sộ của giàn khoan và môi trường khắc nghiệt ở biển Bắc.

Theo thống kê của Shell, phần nổi của giàn khoan cao 44 m, nặng 24.000 tấn gồm 10 tấn amiăng (được dùng để cách nhiệt và làm phần đệm), 899 tấn sơn, 31 tấn pin, 6 tấn bông làm lớp lót và 3446 ống đèn huỳnh quang. Đây là phần công trình bao gồm các khối nhà lắp ráp, bãi đáp trực thăng và các khu thao tác khác.

Pioneering Spirit là tàu chuyên hỗ trợ thi công, lắp đặt các công trình trên biển lớn nhất thế giới của công ty Allseas, Thụy Sỹ. Tàu dài 382m, lượng rẽ nước 900.000 tấn, trị giá 1,7 tỷ USD.

Allseas cho biết, Pioneering Spirit có trọng lượng nâng tối đa một lần 48.000 tấn. Để nâng giàn khoan, tàu sẽ được lắp ráp 16 thanh dầm dài 65 m. Sau khi tiếp cận giàn khoan, Pioneering Spirit sẽ đưa thanh kẹp thuỷ lực vào các điểm chịu lực dưới giàn khoan, tiếp đó bơm nước ra khỏi bể dằn để nâng phần nổi của Delta. Quá trình này chỉ diễn ra trong vài giây.


So sánh chiều cao của giàn khoan Delta với những công trình khác. (Đồ họa: BBC)

Đây là con tàu đầu tiên từ trước đến nay có khả năng tháo phần nổi của giàn khoan với tầm cỡ như vậy trong một lần nâng” Alistair Hope, giám đốc dự án tháo dỡ giàn khoan Brent, hãng Shell, cho biết. Mục đích hợp tác giữa Shell và Allseas là sử dụng Pioneering Spirit để tháo dỡ giàn khoan một cách an toàn, sáng tạo.

"Phân tích cho thấy, trong môi trường khắc nghiệt ở biển Bắc, tàu nâng một lần cần được trang bị hệ thống bù trừ chuyển động để loại bỏ lực tác động của sóng lên phần nổi công trình," trang web của Allseas viết, tuyên bố tàu Pionerring Spirit có thể nâng được giàn khoan khỏi những con sóng cao 3,5 m.

“Nếu thiếu hệ thống này, các thiệt hại cục bộ có thể xảy ra ngay cả khi sóng không cao và chuyển động của tàu cũng bị hạn chế”.

Shell đã cân nhắc hai phương án khác trước khi chọn giải pháp nâng một lần. Phương án một là cắt phần nổi của Delta ra từng mảnh nhỏ có khối lượng từ 10-100 kg và chuyển về bờ. Phương án hai là cắt và tháo từng mô-đun theo trình tự ngược với bước lắp đặt.

Shell cho rằng phương pháp một lần nâng sẽ tiết kiệm thời gian, cắt giảm chi phí và giảm rủi ro làm ảnh hưởng tới môi trường.

Chắc chắn vẫn có rủi ro, nhưng nhìn chung nâng phần nổi giàn khoan trong một lần là cách an toàn nhất cho nhân viên và ít gây tổn hại nhất tới môi trường” BBC dẫn lời Lang Banks, giám đốc Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế (WWW) Scotland.

"Tuy nhiên, thách thức lớn nhất là làm thế nào xử lý với phần móng dưới biển, gồm hàng nghìn tấn thép, bê tông và mũi khoan," ông Banks nói.

Nếu thành công Pioneering Spirit sẽ làm việc với 3 giàn khoan còn lại tại Brent là Bravo, Charlie và Alpha. Trong khi đó, dự án lớn nhất mà Pioneering Spirit sắp thực hiện trong năm nay là dỡ bỏ giàn khoan nhỏ hơn Brent là Yme, trung tâm biển Bắc, cách bờ biển Na Uy 100 km.

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video