Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature - Thay đổi khí hậu có thể đẩy hơn một phần tư số loài động thực vật trên cạn tới nguy cơ diệt vong. Theo đó, trong thời gian từ nay cho tới 2050 sẽ có khoảng 15 tới 37% số loài ở những khu vực đa dạng nhất sẽ có nguy cơ tuyệt chủng. Các nhà khoa học tin rằng rất có thể sự tuyệt chủng cao cũng có thể xảy ra ở các nơi khác do sự biến đổi về khí hậu.
(Ảnh: conservation) |
Lee Hannah – Trung tâm Khoa học ứng dụng đa dạng sinh học (CABS) thuộc Conservation International (CI) nhận xét: “Nghiên cứu này làm sáng tỏ một điều là thay đổi khí hậu là yếu tố quan trọng nhất đe dọa sự tuyệt chủng trong thế kỷ này. Tác động tổng hợp của việc giảm đi các ổ sinh thái (đã được xem là một nhân tố quan trọng nhất đe dọa tới các loài) và những thay đổi khí hậu làm giảm khả năng di chuyển và sống sót của các loài.”
Những dự báo về một số loài có thể tuyệt chủng dựa trên những thay đổi khí hậu từ nay đến 2050 không có nghĩa là những loài này sẽ bị tiêu diệt lúc đó.
Nghiên cứu đã dự đoán rằng, tối thiểu sẽ có khoảng 18% (con số trung bình khi sử dụng các mô hình tính toán khác nhau) bị tuyệt chủng với viễn cảnh về thay đổi khí hậu cho đến 2050, khoảng 24% nếu có những thay đổi lớn hơn và 34% nếu có những thay đổi lớn. Như vậy, 15 – 20% các loài sinh vật trên cạn phải được bảo vệ khỏi tuyệt chủng với những thay đổi rất nhỏ về khí hậu.
Chris Thomas – Đại học Tổng hợp Leeds cho biết: “Bằng các dự đoán ngoại suy với các nhóm động thực vật trên cạn khác, những phân tích của chúng tôi cho thấy rằng hàng triệu loài có nguy cơ bị tuyệt chủng như là hậu quả của thay đổi khí hậu”.
Chris Thomas |
Trong nghiên cứu này, CABS đã hợp tác với Viện thực vật Quốc gia Nam Phi để tính toán hơn 300 loài thực vật ở mũi Cape. Ở vùng này, 30 đến 40% các loài trong họ Proteaceae có nguy cơ tuyệt chủng hoàn toàn như là hậu quả của việc thay đổi khí hậu từ nay tới 2050. Proteaceaelà họ thực vật có hoa bao gồm South Africa’s national flower, the King protea cũng như the daystar và the pincushions.
Vùng Cape được xem như là một trong 25 “điểm nóng về đa dạng sinh học” với số lượng lớn các loài đặc hữu và đang bị đe dọa.
Nhiệt độ toàn cầu đã tăng khoảng một độ F trong thế kỷ trước, và trái đất đang ấm dần lên trong hai thập kỷ qua. Các nhà khoa học cho rằng sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu trong thời gian gần đây có nguyên nhân từ các hoạt động của con người làm biến đổi thành phần của khí quyển bằng việc thải ra các khí nhà kính như: carbon dioxide, methane và nitrous oxide đã giữ lại nhiệt phản xạ từ trái đất.