Thây ma biết đi, hay zombie, không chỉ tồn tại trong những bộ phim kinh dị của Hollywood như bạn tưởng. Trên thực tế, ngay cả động vật cũng có thể biến thành thây ma.
>>> "Hào quang" của cơ thể sống chính là "hồn"
>>> Thu thập bằng chứng về linh hồn dưới góc nhìn khoa học
>>> Linh hồn: Không tồn tại mãi mãi, không làm hại ai
Hình ảnh thây ma trong những bộ phim kinh dị (Ảnh: LiveScience)
Hình tượng thây ma giữ một vai trò rất quan trọng trong văn hóa phương Tây, được thể hiện trong rất nhiều tác phẩm nghệ thuật cũng như trong văn học dân gian.
Bộ phim kinh điển “Đêm của những thây ma sống” năm 1968 đã miêu tả về thây ma là những tử thi dật dờ đi lại và chuyên ăn thịt người sống. Nhiều người cho rằng bộ phim này đã làm mới hoàn toàn khái niệm thây ma của những năm 30. Khi đó người ta coi thây ma là những người đã bị kẻ khác tẩy não và điều khiển hoàn toàn mà thôi, website của Đại học Michigan diễn giải.
Bản đồ tham khảo Zombie do Viện Internet Oxford lập. (Ảnh: LiveScience)
Còn theo như Viện Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Florida, thây ma còn được nhắc tới trong truyền thuyết dân gian của Haiti. Từ cổ “Zombi” trong tiếng Haiti có nghĩa là “linh hồn của người chết”. Người Haiti xưa cho rằng, nhiều thầy tu đã dùng tà thuật để khiến người chết sống dậy thông qua một loại bột phù thủy. Cũng theo truyền thuyết, zombie là một phần tử xấu trong cộng đồng tới mức gia đình và cộng đồng đều không thể chịu đựng nổi anh ta/cô ta. Và họ quyết định thuê một thầy tu Bokor để biến người đó thành zombie.
Mô tả dáng đi của thây ma (Ảnh: LiveScience)
Ngay cả Trung tâm Ngăn chặn và Kiểm soát bệnh dịch (CDC) của Mỹ cũng đã nhảy vào đề tài zombie với một bài post trên website hồi tháng 5/2011 dưới tựa đề: “Hãy chuẩn bị tinh thần: Sự khải huyền của Zombie”. Cùng lúc, Viện Internet Oxford đã tái hiện một bản đồ Google Maps về việc phân bố các tài liệu liên quan đến Zombie trên toàn cầu như thế nào.
(Ảnh: LiveScience)
Những thây ma "sống"
Dù chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy những thây ma người có tồn tại, nhưng trên thực tế, zombie lại tồn tại khá phổ biến trong vương quốc động vật.
>>> Đọc thêm Nấm biến kiến thành thây ma
Một nghiên cứu gần đây tại rừng nhiệt đới Thái Lan cho thấy, một loại nấm ký sinh thuộc họ Ophiocordyceps đã xâm nhập vào đầu của kiến và điều khiển hành động của kiến tùy ý. Những con kiến bị sai khiến đi lang thang trong trạng thái say xỉn, vượt qua tầng lá thấp và cắn lá ngấu nghiến bất cứ khi nào nấm ra lệnh.
Bằng cách theo dõi 16 con kiến thây ma, các nhà khoa học phát hiện thấy những cú cắn cuối cùng trước khi chết của kiến thường diễn ra vào buổi trưa, cho thấy cơ thể chúng hoặc là đồng bộ hóa với mặt trời, hoặc là với nhiệt độ và độ ẩm tại thời điểm đó. Không chỉ quyết định thời điểm chết, nấm ký sinh còn tự chọn địa điểm chết của kiến. Thường thì đó là mặt trên của lá cây, nơi nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng đều lý tưởng để nấm sinh sôi và lây nhiễm cho nhiều kiến hơn.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đã phát hiện thấy sâu bướm thây ma do bị nhiễm phải một loại virus đặc biệt. Trong cơ thể virus này có một loại gene khiến cho sâu bướm biến thành các thây ma trèo cây. Sau khi trèo lên đến ngọn cây, sâu bướm sẽ chết và cơ thể chúng hóa lỏng, rò rỉ những virus sát thủ lên các sâu bướm khác bên dưới.