Cuốn sách "Nguy hiểm lắm, con đường của tôi" xuất bản năm 1954 đã nhận định rằng, xương đầu người bằng thủy tinh này do người cổ chế tạo ra cách đây hơn 3.600 năm: Theo giám định của các nhà khảo cổ học, chiếc sọ người thủy tinh này phải tốn thời gian 150 năm mới được chế tác xong. Sau khi đục khắc xong còn được dùng cát để đánh bóng. Trước khi được khai quật, nó đã được chôn dưới đất chí ít cũng đã 3.600 năm.
Một số nhà khảo cổ khác không đồng ý với cách suy luận đó. Họ cho rằng, những người cổ đại sống cách đây 3.600 năm bị hạn chế bởi điều kiện khoa học kỹ thuật lúc bấy giờ ở trình độ rất thấp, không thể chế tạo được sọ người thủy tinh tinh xảo đến thế.
Viện bảo tàng nhân loại học của Pháp cũng lưu giữ một sọ người thủy tinh. Theo khảo chứng của một số nhà khoa học Pháp: Chiếc sọ người thủy tinh đó qua giám định khoa học, được xác định là do người Aztech, tức người Anhđiêng - Mexico chế tạo ra vào thế kỷ 14 hoặc thế kỷ 15. Phân tích từ góc độ lịch sử và tôn giáo, nó có thể là vật trang sức của mục sư Aztech, của người Anhđiêng cúng tế. Gần quanh nơi tìm thấy sọ người thủy tinh, người ta cũng tìm thấy rất nhiều công cụ đồ đồng cỡ nhhỏ nhưng rất tinh xảo. Xem ra, sọ người thủy tinh rất có khả năng do người Aztech dùng công cụ bằng đồng để chế tạo nên.
Nhưng một số học giả tỏ ra hoài nghi, thậm chí phủ định quan điểm trên. Họ cho rằng, vào thế kỷ 14 và 15, công cụ sản xuất và vũ khí của người Aztech thường vẫn là đồ đá và đồ gỗ. Lúc bấy giờ họ đang ở giai đoạn liên minh bộ lạc, đang trong thời kỳ từ xã hội nguyên thủy quá độ tiến lên buổi đầu của chế độ nô lệ, còn thiếu hẳn kỹ nghệ điêu khắc ở trình dộ cao, rất khó có thể chạm khắc được sọ người thủy tinh sinh động như vậy.
Viện bảo tàng Anh quốc cũng lưu giữ một sọ người thủy tinh. Trong đêm tối không có ánh đèn, chiếc sọ vẫn phát ra ánh sáng trắng lóa mắt, hiển hiện một vẻ khủng khiếp giống hình một ác quỷ nhe răng trợn mắt. Chiếc sọ thủy tinh này được mua lại tại hiệu châu báu Tiphanni ở NewYork năm 1898. Theo lời người chủ hiệu thì nó được một người lính bán cho chủ hiệu vào cuối thế kỷ 18. Một số nhà khảo cổ cho rằng, đó là tác phẩm của người Adôđê (châu Mỹ La-tinh), chế tác từ thời thực dân. Nhưng đó cũng chỉ là một giả thuyết, chứ chưa phải là kết luận nhất trí của giới khảo cổ học.
Cho đến nay cả 3 chiếc sọ người thủy tinh trên đều chưa rõ lai lịch, không biết người nào chế tác ra chúng vào thời gian nào, có mục đích và ý nghĩa gì? Đến nay thế giới đang chờ các nhà khảo cổ học nghiên cứu tìm ra câu trả lời thỏa đáng.