Thế giới oằn mình vì bão và động đất

Hôm qua, bão Dean mạnh lên cấp 5, bắt đầu tàn phá vùng duyên hải của Mexico với sức gió giật trên 250km/g và mưa như trút. Hàng ngàn du khách phải rời bỏ các khu nghỉ mát ven biển, tìm nơi trú ẩn do biển động dữ dội.

Chính quyền Mexico phải cho đóng cửa hơn 400 giàn khai thác dầu khí, làm giảm mất 2,65 triệu thùng dầu thô mỗi ngày. Tổng thống Mexico Felipe Calderon phải cắt ngắn chuyến công du đến Canada để trở về giải quyết tình hình khẩn cấp với hàng chục ngàn người đang sơ tán.

Với cấp độ mạnh nhất, tương đương bão Katrina năm 2005, bão Dean giảm bớt cường độ xuống cấp 3 khi đổ bộ vào bán đảo Yucatan, phía tây nam Mexico. Trước đó cơn bão tràn qua nhiều đảo thuộc vùng biển Caribê, làm 12 người chết và gây tàn phá lớn.

Lụt cuốn trôi nhà cửa ở CHDCND Triều Tiên - (Ảnh: AFP)

Tại Trung Quốc, bão Sepat tiếp tục đi sâu vào đất liền, tàn phá các địa phương, làm ít nhất 33 người chết và 14 người mất tích. Cơ quan khí tượng địa phương dự báo cơn bão này sẽ tiếp tục hoành hành ở tỉnh Giang Tây trong vòng hai ngày nữa.

Hội Chữ thập đỏ quốc tế đang kêu gọi cộng đồng quốc tế trợ giúp CHDCND Triều Tiên khắc phục hậu quả lũ lụt. Tình hình đang trở nên tồi tệ hơn so với những thông báo trước đây của Bình Nhưỡng. Ít nhất 220 người thiệt mạng hoặc mất tích, 300.000 người phải sơ tán, 46.580 ngôi nhà bị phá hủy, khoảng 11% diện tích nông nghiệp, tương đương 450.000 tấn lương thực, bị mất trắng. Lũ lụt và lở đất cũng phá hỏng nhiều cầu, đường, làm sập khoảng 300 hầm mỏ, gây tắc nghẽn 43 điểm giao thông đường sắt. Hàn Quốc, Mỹ, Úc, một số cơ quan của LHQ... đã thông báo viện trợ khẩn cấp lương thực và các mặt hàng thiết yếu cho CHDCND Triều Tiên.

Tại Mỹ, đã có hơn 20 người ở các bang khu vực Trung Tây và phía Nam thiệt mạng vì lũ lụt. Nhiều tuyến đường cao tốc ngừng hoạt động và một số địa phương đã ban bố tình trạng khẩn cấp.

* Một trận động đất 5,9 độ Richter làm rung chuyển tỉnh Papua, Indonesia, sáng sớm 21-8. Trước đó, một trận động đất 6,2 độ Richter khác đã xảy ra ở tỉnh Bắc Sulawesi. Hiện chưa có thông tin về thiệt hại. Bên cạnh động đất, núi lửa Karangetang, Bắc Sulawesi, bắt đầu phun dung nham và khí nóng, đe dọa sinh mạng hàng trăm ngàn người sống ở vùng lân cận.

S.N.

Theo AP, IHT, Reuters, Tuổi trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video