Thí nghiệm đầy triển vọng cho trẻ khiếm thính

Một nhà khoa học người Anh đã tìm ra phương pháp giúp phát hiện tần số âm thanh nào trẻ không thể nghe được để từ đó giúp trẻ phục hồi thính lực.

Karolina Kluk, nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Đại Học Cambridge, Anh quốc phát triển thí nghiệm xác định "vùng điếc" ở thính giác của trẻ em, kiểm tra những sóng não đáp ứng với những tần số âm thanh khác nhau, trong khi bệnh nhân đang ngủ. Cô cũng áp dụng thí nghiệm kiểm tra não này cho người lớn.

Chúng ta biết rằng những tế bào lông trong tai trong rung động theo sóng âm để nhận biết tiếng nói, kích hoạt thần kinh thính giác truyền tải tín hiệu tới "vùng nghe" trong não bộ. Người lớn và trẻ em bị điếc không nghe được âm thanh ở một tần số nào đó, cao, thấp hoặc cả hai. Điều này do "vùng Chết" nằm trong tai trong ở đócó những tế bào lông nhận biết âm thanh bị chết hay không hoạt động.

Thiết bị trợ giúp khả năng nghe gồm có dụng cụ khuyếch đại toàn bộ âm thanh chuyền tới tai trong. Các chuyên gia về thính giác cho biết thiết bị này sẽ trợ giúp tốt hơn nếu người ta có thể xác định chính xác vị trí  "vùng chết" ở người bệnh.

Bác sĩ Kluk đang ở Đại Học Toronto, Canada để cộng tác với giáo sư terence Picton trong nỗ lực đối chiếu những thí nghiệm tiêu chuẩn thông thuờng và những thí nghiệm sinh học -điện tử về thính lực.

Khi những đánh giá hoàn tất, cô sẽ trở lại Cambridge để áp dưng thí nghiệm ở trẻ em. Cô cho hay việc phát hiện sớm trẻ khiếm thính sẽ giúp cung cấp thiết bị trợ thính hoặc thay thế tai trong nếu cần thiết.

KHANG LINH

Theo BBC NEWS, TTO
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video